NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

I- KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

- Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là phân tích, đánh giá, giúp cho người đọc thấy được ý nghĩa, giá trị của truyện (hoặc đoạn trích).

- Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), chủ yếu phân tích các thành phần chính của truyện như nhân vật, cốt truyện, lời kể...

- Ý kiến đánh giá cần có cơ sở và người viết cần có thái độ chân thành.

II - HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Tìm hiểu kiểu bài

a) Vấn đề bàn luận : nhân vật anh thanh niên sống một mình ở trạm khí tượng trên đỉnh núi cao trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

b) Các luận điểm:

- Tấm lòng yêu đời, tinh thần trách nhiệm cao với công việc.

- Lòng hiếu khách và sự chu đáo với mọi người.

- Sự khiêm tốn.

c) Các dẫn dắt từng luận điểm : Nêu luận điểm (thể hiện ở các câu chủ đề đầu đoạn) - Phân tích, chứng minh các luận điểm - Khái quát chung, nâng cao vấn đề.

2. Luyện tập

a) Vấn đề nghị luận : cái chết của lão Hạc (trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao).

b) Các ý chính :

- Sự tính toán, đắn đo khi quyết định đi đến cái chết.

- Cách chết đau đớn và trong sạch của lão Hạc.

- Cái chết của lão là gieo mầm cho cái sống.

c) Đoạn văn giúp ta hiểu thêm về nhân vật lão Hạc.

- Đó là sự hi sinh cao cả.

- Đó là nỗi đau của thân phận con người.