TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP
I- KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Xem tóm tắt cụ thể ở các mục A, B, C.
II – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
A. TỪ LOẠI
Nhắc lại một số khái niệm:
- Danh từ: Là những từ chỉ sự vật, hiện tượng (theo nghĩa rộng, sự vật gồm đồ vật, cây cối, các vật thể, con vật, người, hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội).
- Động từ: Là những từ chỉ hoạt động hoặc trạng thái của sự vật, hiện tượng (đi, ăn, học, nghĩ...; yêu, ghét, thấy...).
- Tính từ : Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- Số từ: Là những từ chỉ số lượng hoặc số thứ tự.
- Đại từ: Là những từ để xưng hô hoặc, thay thế.
- Lượng từ: Là những từ chỉ lượng (những, các...)
- Chỉ từ: Là những từ trỏ sự vật, hiện tượng nhằm xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian, thời gian (này, nọ, kia, ấy...).
- Phó từ: Là những từ thường đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ (đã, sẽ, đang, không, chưa, vẫn, cứ, đều, hơi, rất, lắm,...).
- Quan hệ từ: Là những từ dùng để thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ, các thành phần câu, các câu với nhau.
- Trợ từ: Là những từ ngữ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị một thái độ đánh giá (chính, ngay cả, những...).
- Tình thái từ: Là những từ biểu thị thái độ của người nói đối với sự vật, hiện tượng được nói đến, để góp phần thể hiện mục đích nói (à, ư, đi, nào, cơ, mà,...).
- Thán từ: Là những từ biểu thị cảm xúc chủ quan của người nói hoặc để gọi - đáp (nhiều nhà ngôn ngữ học xếp thán từ vào tình thái từ): à, á, ôi, ối, chao ôi,...
Phần 1. Danh từ, động từ, tính từ
Bài tập 1
- Danh từ: lần (a), lăng (b), làng (c);
- Động từ: đọc (a), nghĩ ngợi (b), phục dịch, đập(c);
- Tính từ : hay (a), đột ngột (d), phải, sung sướng (e).
Bài tập 2
Từ kết quả bài tập 1, HS tự thêm. Ví dụ:
- Các từ nhóm (a) là các từ chỉ lượng, nó có thể kết hợp với các danh từ : những lần, những làng,...
- Các từ nhóm (b) là các phó từ có thể kết hợp với các động từ: hãy đọc, hãy đập...
- Các từ nhóm (c) là các phó từ có thể kết hợp với các tính từ: rất hay, rất đột ngột...
Bài tập 3
Ví dụ:
- Danh từ có thể đứng sau các từ: những, các, một.
- Động từ có thể đứng sau các từ: đã, sẽ, đang, không, chưa, chắng, hãy, chớ, đừng, vẫn, cứ, còn...
Bài tập 4
Bảng tổng kết về khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ:
Bài tập 5
a) tròn: vốn là tính từ, ở đây được dùng như động từ (chỉ hoạt động).
b) lí tưởng: vốn là danh từ, ở đây dùng như tính từ (chỉ tính chất).
c) băn khoăn : vốn là tính từ, ở đây dùng như danh từ (chỉ hiện tượng, kết hợp được với từ những).
Phần 2. Các từ loại khác
Bài tập 1
Bảng tổng kết các từ loại khác:
Số từ | Đại từ | Lượng từ | Chỉ từ | Phó từ | Quan hệ từ | Trợ từ | Tình thái từ | Thán từ |
ba | tôi | những | ấy | đã | ở | chỉ | hả | Trời ơi |
năm | bao nhiêu | đâu | mới | của | cả | |||
bao giờ | đã | nhưng | ngay | |||||
bấy giờ | đang | như | chỉ |
Bài tập 2
Các từ chuyên dùng để cấu tạo câu nghi vấn: à, ư, hử, hở, hả,... Đó là các tình thái từ.
B. CỤM TỪ
Cụm từ (hay ngữ) là tập hợp các từ có nhiều quan hệ gắn bó, làm thành một đơn vị ngữ pháp ở bậc trên từ và dưới câu.
Bài tập 1
Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ (phần trung tâm được in đậm).
a) tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó (dấu hiệu : những - lượng từ, đứng trước) ; một nhân cách rất Việt Nam (dấu hiệu : một – lượng từ, đứng trước); một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông... (dấu hiệu : một - lượng từ, đứng trước).
b) những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng (dấu hiệu : những - lượng từ, đứng trước).
c) tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy (dấu hiệu : có thể thêm những vào trước).
Bài tập 2
Tìm phần trung tâm của các cụm động từ (phần trung tâm được in đậm).
a) đã đến gần anh (dấu hiệu: đã - phó từ, đứng trước) ; sẽ chạy xô vào lòng anh (dấu hiệu : sẽ - phó từ, đứng trước) ; sẽ ôm chặt lấy cổ anh (dấu hiệu: sẽ đứng trước - phó từ).
b) vừa lên cải chính (dấu hiệu : vừa - phó từ).
Bài tập 3
Tìm phần trung tâm và phần phụ của các cụm từ (phần trung tâm được in đậm).
a) rất Việt Nam ; rất bình dị ; rất Việt Nam, rất phương Đông, rất mới, rất hiện đại.
b) sẽ không êm ả.
c) phức tạp hơn ; cũng phong phú và sâu sắc hơn.