I. DÀN Ý

1. Mở bài:

- Trần Tế Xương (1870 – 1907) học giỏi nhưng lận đận về đường thi cử, thi nhiều lần nhưng chỉ đỗ Tú tài nên người đời thường gọi là Tú Xương.

- Ông là nhà thơ trào phúng nổi tiếng trong giai đoạn văn học cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

- Có người cho rằng Vịnh khoa thi hương là tiếng khóc, nhưng cũng có người cho rằng đó là tiếng cười châm biếm sâu cay của Trần Tế Xương trước thời cuộc.

2. Thân bài:

* Bức tranh toàn cảnh khoa thi Hương năm Đinh Dậu (1897).

+ Hai câu đề:

Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

-Ý châm biếm nằm trong cách gọi cố làm ra vẻ trịnh trọng: Nhà nước (chỉ chính quyền bảo hộ của thực dân Pháp) đoạt quyền tổ chức thi cử của triều đình phong kiến nhà Nguyễn từ trước tới nay.

- Từ lẫn phản ánh sự lộn xộn, thiếu nghiêm túc của trường thi do chịu ảnh hưởng của thời thế nhiễu nhương lúc bấy giờ. Mọi chuyện đáng cười bắt nguồn từ đó.

+ Hai câu thực;

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Âm oẹ quan trường miệng thét loa.

- Các tính từ Lôi thôi, Âm oẹ có khả năng biểu đạt cao được đặt ở đầu câu đã đặc tả cảnh tượng đáng buồn của trường thi trong giai đoạn Nho học suy tàn. Sĩ tử mang, đeo lỉnh kỉnh các thử quanh người nên Lôi thôi, lộn xộn. Quan trường cố gào to để xướng danh sĩ tử, riết rồi thành Âm oẹ. Cải cười ngán ngẩm, chán chường của nhà thơ bộc lộ khá rõ.

+ Hai câu luận:

Long cắm rợp trời quan sứ đến,

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

- Nghệ thuật đối lập phát huy tối đa ý nghĩa châm biếm, trào lộng: cờ >< váy, cái thiêng liêng hạ xuống ngang hàng với cái tầm thường.

- Cái cười của tác giả là cái cười căm uất, bất bình, cay đắng và tủi nhục, cười ra nước mắt. Ông khóc vì quốc thể bị sỉ nhục, tầng lớp trí thức bị khinh khi, coi thường.

- Không còn hình ảnh của triều đình phong kiến, chỉ có hình ảnh của lũ thực dân cướp nước: quan sứ đến, mụ đầm ra.

+ Hai câu kết:

Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

- Cảm xúc dồn nén bật thất thành câu hỏi tu từ giống như lời cảm thán cay đắng, ngậm ngùi làm rung động lòng người.

- Nhân tài đất Bắc là cách gọi mỉa mai, đay nghiến những kẻ ham danh lợi mà quên nỗi nhục của bản thân và mối nhục nô lệ của đất nước.

3. Kết bài:

- Trong thơ trào phúng của Trần Tế Xương có sự kết hợp hài hoà giữa tính hiện thực và tính trữ tình.

- Bài Vịnh khoa thi Hương là một ví dụ tiêu biểu. Đằng sau tiếng cười châm biếm sâu cay là tiếng khóc nghẹn ngào, tiếc nuối cho nền Hán học lâu đời giờ đây đã bị đẩy lùi trước làn sóng văn minh phương Tây theo bước chân quân xâm lược tràn vào nước ta.

II. BÀI LÀM

Trần Tế Xương (1870 - 1907) thường được gọi là Tú Xương vì đi thi tới Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy nên chỉ đỗ Tủ tài. Tuy nhiên, tài năng thơ ca, đặc biệt là thơ trào phúng đã tôn vinh tên tuổi của ông lên vị trí hàng đầu trong giai đoạn văn học cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Vịnh khoa thi Hương là bài thơ thể hiện thái độ mỉa mai, căm uất của Tú Xương đối với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường thi cử gian nan, lận đận của riêng ông. Có người cho rằng Vịnh khoa thi Hương là tiếng khóc nhưng lại có người cho đó là tiếng cười châm biếm sâu cay của Trần Tế Xương trước thời cuộc lúc bấy giờ. Tuy nhiên, cả hai nhận xét trên đều đúng.

Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Âm oẹ quan trường miệng thét loa.

Long cắm rợp trời quan sứ đến,

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Bài thơ là bức biếm họa toàn cảnh khoa thi Hương năm Đinh Dậu (1897). Vì tình hình chính trị bất ổn nên sĩ tử ở Hà Nội phải xuống thi chung với sĩ tử của trường thi Nam Định. Chính vì thế mà quang cảnh lộn xộn, trái hẳn với không khí trang nghiêm vốn có chốn cửa Khổng sân Trình.

Cái lệ ba năm mở một khoa là quy định của triều đình phong kiến nhà Nguyễn đặt ra đã từ lâu. Nhưng từ Nhà nước mở đầu bài thơ lại ám chỉ chính quyền bảo hộ của thực dân Pháp lúc bấy giờ với ý châm biếm, vì triều đình nhà Nguyễn chỉ còn là bù nhìn mà thôi.

Hai câu đề:

Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Câu phá đề đơn thuần mang tính chất thông báo, nhưng đến câu thừa đề thì ý châm biếm của tác giả đã bộc lộ qua từ lẫn. Mọi chuyện bát nháo, nực cười nơi trường thì cũng khởi nguồn từ sự chung đụng lẫn lộn này.

Hai câu thực:

Lôi thối sĩ tử vai đeo lọ,

Âm oẹ quan trường miệng thét loa.

Với kết cấu đảo ngược đưa tính từ lên vị trí đầu câu, Tú Xương đã đặc tả cảnh tượng đáng buồn của một trường thi ở giai đoạn chữ Hán đang bị chữ quốc ngữ đẩy lùi. Ngày xưa, sĩ tử đi thi phải mang theo lều chõng, cơm nước, tráp để đựng bút, giấy, nghiên mực... và một ống quyển để đựng quyển thi. Lọ ở đây là lọ nước uống. Mang vác lỉnh kỉnh như thế nên trông họ lôi thôi, lại chen lấn, xô đẩy nên càng giống một đám đông hỗn loạn ngoài đường ngoài chợ chứ không phải ở chôn trường thi vốn dĩ uy nghiêm. Sĩ tử thảm hại đã đành, còn quan trường cũng chẳng hơn gì. Tiếng loa gọi thí sinh lần lượt nhập trường thi lẽ ra phải rõ ràng, dõng dạc nhưng vì quá ồn ào, lộn xộn nên quan xướng danh phải cố thét lên cho thật to, riết rồi thành âm oẹ, chẳng ra đâu vào đâu cả nên hoá buồn cười.

Hai câu luận:

Long cắm rợp trời quan sứ đến,

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

Bằng bút pháp trào lộng sắc sảo, Tú Xương tiếp tục tả thực cái “chợ phiên” chữ nghĩa ấy với những chi tiết vô cùng độc đáo. Biết bao là trớ trêu, ngậm ngùi ẩn chứa trong khung cảnh ấy. Để chứng tỏ sự quan tâm của “mẫu quốc”, tên toàn quyền Pôn Đu-me (Paul Doumer) cùng vợ đã đến dự khai mạc trường thi cho thêm phần long trọng. Con mắt tinh đời và tâm trạng phẫn uất của Tú Xương đã giúp mọi người nhận ra nỗi nhục mất nước qua hai hình ảnh tương phản trong hai câu thơ đối nhau chan chát là: Cờ của triều đình phong kiến bán nước đối với Váy của vợ tên quan thực dân cướp nước. Ngậm ngùi, cay đắng biết bao nhiêu? Dẫu không có giọt nước mắt nào nhưng người đọc thấy rõ là nhà thơ đang cắn răng cố nuốt tiếng khóc vào trong. Ông khóc vì quốc thể bị xúc phạm, khóc vì nỗi nhục nô lệ của giới trí thức nói riêng và cả dân tộc nói chung.

Hai câu kết:

Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Nỗi ngậm ngùi bị dồn nén cao độ đã bật thốt thành lời cảm thán làm rung động lí trí và tình cảm người trong cuộc cũng như người ngoài cuộc. Nhân tài đất Bắc là cách gọi mỉa mai của Tú Xương đối với đảm Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ đang chen chúc chốn trường thi nhốn nháo đúng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Trong đám đông ấy, hỏi có ai nghĩ tới cảnh nước nhà đảng đau, đáng hận; hay chỉ chúi mũi chút tại tranh nhau cố kiếm miếng đỉnh chung mà quay lưng ngoảnh mặt làm ngơ ?!

Nhiều người có cùng một nhận xét là trong thơ Trần Tế Xương, sự kết hợp hài hoà, chặt chẽ giữa tính hiện thực và tính trữ tình được thể hiện khá rõ. Có thể coi bài Vịnh khoa thi Hương này là một ví dụ tiêu biểu. Đằng sau tiếng cười châm biếm mang ý nghĩa xã hội sâu xa là tiếng khóc ngậm ngùi, nuối tiếc cho nền Hán học suy tàn và tất cả những gì từng được coi là tinh hoa của nó đã bị đẩy lùi trước làn sóng văn hoá phương Tây đang tràn vào nước ta theo bước chân của đạo quân viễn chinh xâm lược Pháp.