I. DÀN Ý

1. Mở bài:

- Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương là hai nhà thơ trào phúng nổi tiếng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX ở nước ta.

- Tuy trình độ và tuổi tác chênh lệch nhưng hai ông có nhiều điểm gần gũi trong cách nhìn nhận và đánh giá thời cuộc. Cả hai đều sử dụng tiếng cười trào lộng, châm biếm để phơi bày bản chất nhố nhăng của xã hội dở Tây dở ta thuở ấy.

2. Thân bài:

* Bức tranh hiện thực về xã hội đương thời:

- Thực dân Pháp đã bình định xong Đông Dương về mặt quân sự và bắt đầu bình định về chính trị, kinh tế, văn hoá...

- Trường học được mở khắp nơi để dạy tiếng Pháp cho dân bản xứ và đào tạo tầng lớp quan lại tay sai.

- Hán học suy tàn vì bị Tây học lấn lướt. Các truyền thống đạo đức, văn hoá truyền thống của dân tộc bị ảnh hưởng nhiều theo hướng tiêu cực.

* Thái độ của Nguyễn Khuyến:

- Là người đỗ đạt cao và đã từng làm quan cho triều Nguyễn, nhà thơ Nguyễn Khuyến hiểu rất rõ nhân tình thế thải. Ông cho rằng triều đình phong kiến lúc đó đã bị chính quyền thực dân vô hiệu hoá, chỉ còn là bù nhìn mà thôi. (Dẫn chứng).

- Ông thấy rõ ma lực của đồng tiền đã làm thay đổi xã hội, khiến nhiều điều chướng tai gai mắt nảy sinh, nhiều giá trị tinh thần bị đảo lộn. Tiếng cười châm biếm trong thơ Nguyễn Khuyến là tiếng cười thâm thuý của một bậc đại khoa. (Dẫn chứng).

- Nguyễn Khuyến cười đời, cười cả bản thân vì thấy mình bất lực, không thể đem tài năng giúp nước. (Dẫn chứng).

* Thái độ của Trần Tế Xương:

- Là thái độ bất bình, bất mãn trước xã hội tôn thờ đồng tiền. Vì tiền, người ta có thể làm những điều trái đạo lí. Các thầy thông, thầy kí, thầy phản... chấp nhận kiếp đầy tớ tay sai để được sống đầy đủ. Các cô gái tơ sẵn sàng bán mình... (Dẫn chứng).

- Phê phán gay gắt những hiện tượng nhố nhăng làm bại hoại luân thường đạo lí. (Dẫn chứng).

- Tố các hiện tượng thi cử gian lận, tệ nạn mua quan ban tước phổ biến trong xã hội, những thói học đòi kệch cỡm, lố bịch... (Dẫn chứng).

3. Kết bài:

- Cùng chung mục đích châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu, những tệ nạn trong xã hội thực dân phong kiến những đặc điểm tiếng cười của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương có những nét khác biệt: tiếng cười trào lộng của Nguyễn Khuyến sâu cay, thâm thuý; tiếng cười đả kích của Trần Tế Xương mạnh mẽ, quyết liệt...

- Ý nghĩa xã hội trong tiếng cười của hai nhà thơ có giá trị lâu dài.

II. BÀI LÀM

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909), Trần Tế Xương (1870 – 1907) là hai nhà thơ trào phúng nổi tiếng của đất Hà Nam, Nam Định. Tuy chênh lệch khá nhiều về tuổi tác, về đường công danh nhưng hai ông có một số điểm gần gũi trong cách nhìn nhận và đánh giá thời cuộc và cả hai đã dùng tiếng cười châm biếm, trào lộng trong thơ ca để phơi bày bản chất nhố nhăng, suy đồi của cải xã hội thực dân, phong kiến dở Tây dở ta thuở ấy.

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp đã bình định xong Đông Dương về mặt quân sự và bắt đầu triển khai kế hoạch bình định trên các lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, văn hoá... Trường học được mở ở khắp nơi để dạy tiếng Pháp và đào tạo ra thế hệ quan lại bản xứ tay sai thân Pháp. Sự bành trưởng nhanh chóng của nền giáo dục thực dân đã đẩy lùi nền giáo dục truyền thống dựa trên nền tảng đạo Nho có từ lâu đời ở nước ta. Nho học tàn dần, phần lớn tầng lớp trí thức vội vã Quắng bút lông đi giặt bút chì để mong nhận được chức thầy thông, thầy phán trong các công sở của chính quyền bảo hộ, đăng hưởng cuộc sống Sáng rượu sâm banh, tối sữa bò, khác xa với cuộc sống lầm than của cả dân tộc dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp. . Là một bậc đại khoa đã từng làm quan hơn mười năm trong triều đình nhà Nguyễn với nhiều chức vụ khác nhau, Nguyễn Khuyến hiểu sâu sắc tình thế nước nhà lúc bấy giờ. Từ vua tới quan chỉ là những con rối trong tay chính quyền thực dân, hoàn toàn chịu sự chi phối và điều khiển của chúng. Xót xa và thấm thía nỗi nhục quốc thể, nhà thơ đã mượn lời than thở của vợ người hát chèo để nói lên thực trạng đau lòng ấy:

Vua chèo còn chẳng ra gì,

Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề.

(Lời vợ người hát chèo)

Theo bước chân của đạo quân xâm lược phương Tây, yếu tố tư bản chủ nghĩa cũng tràn vào nước ta, làm thay đổi diện mạo của xã hội phong kiến đã định hình hàng ngàn năm. Nền tảng tư tưởng, nền tảng đạo đức truyền thống lung lay dữ dội. Nhiều giá trị cơ bản bị đảo lộn, đồng tiền được tôn lên vị trí thống soái, chi phối toàn bộ cuộc sống của con người. Chính vì thế mới có những cảnh cười ra nước mắt trong hội Tây do thực dân Pháp tổ chức mà người bản xứ tham gia các trò chơi tỏ ra vui vẻ đến vô tâm trước nỗi nhục nô lệ:

Kia hội thăng bình tiếng pháo reo,

Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo.

Bà quan tênh nghếch xem bơi trải,

Thằng bé lom khom nghé hát chèo.

Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,

Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.

Khen ai khéo vẽ cho vui thế,

Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!

(Hội Tây)

Tiếng cười của Nguyễn Khuyến là tiếng cười của lương tâm, của ý thức liêm sỉ nên thâm thuý và thấm đượm nước mắt. Không chỉ cười những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống đương thời, nhà thơ còn dám nhìn sâu vào bên trong con người mình để tự trào:

Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,

Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng.

Cờ đương dở cuộc không còn nước,

Bạc chưa thấu canh đã chạy làng.

Mở miệng nói ra sàn bát sách,

Mềm môi chén mãi tít cung thang.

Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,

Thế cũng bia xanh, cũng bằng vàng !

(Tự trào)

Đúng là chân dung của một con người dở dang mọi nhẽ, công chẳng thành mà danh chẳng toại, thật đáng buồn, đáng chán. Ngẫm người rồi ngẫm đến ta, nhiều lúc cụ Tam Nguyên Yên Đổ cũng chế giễu mình bằng nụ cười nhếch mép đầy xót xa, cay đắng. Cụ ngầm so sánh những bậc đại khoa có tiếng tăm giống như mình nhưng cũng đành xuôi tay bất lực trước thời thế đảo điên thì chẳng khác gì mấy ông phỗng đá vô hồn.

Nhà thơ Trần Tế Xương nhìn đời với đôi mắt bất bình của kẻ sinh bất phùng thời nên đâu đâu cũng thấy những cảnh chướng tai gai mắt:

Nhà kia lỗi đạo con khinh bố,

Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.

Vì tiền mà các cô gái tơ sẵn sàng chấp nhận thân phận làm vợ bé các thầy ký, thầy phán để rồi phải lãnh chịu kết cục thảm thương:

Cô Kí sao mà đã chết ngay ?

Hay, Trời chẳng nể ông Tây.

Gái tơ đi lấy làm hai họ,

Năm mới vừa sang được một ngày.

Hàng phố điếu bằng câu đối đỏ,

Ông chồng thương đến cái xe tay.

Gớm thay cho các cô con gái,

Mà vẫn đua nhau lấy các thầy !

(Mồng ba Tết viếng cô Kí)

Vì tiền nên mới diễn ra những cảnh huống lố bịch, nhố nhăng khiến nhà thơ Tú Xương tức giận phải bật lên tiếng chửi phũ phàng:

Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu,

Trăm nghìn vạn mở để vào đâu.

Phen này ắt hẳn gà ăn bạc,

Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang,

Đửa thời bản tước đứa mua quan.

Phen này ông quyết đi buôn lọng,

Vừa chửi vừa rao cũng đặt hàng.

(Năm mới chúc nhau)

Hiện tượng bỏ tiền ra để mua quan ban tước, mua chuộc, hối lộ hàng kiếm lấy một chức vị hay một mảnh bằng nào đó đã trở nên khá phổ biến trong cái xã hội bát nháo, kỉ cương rối loạn. Học giỏi như Tú Xương nhưng cứ trượt hoài vì Tảm khoa không khỏi phạm trường quy, trong khi đó một số tên công tử con nhà giàu ham chơi học dốt thì lại đỗ. Bất bình, nhà thơ văng tục:

Cử nhân cậu ấm Kì,

Tú tài Con Đô Mĩ.

Thi thế mà cũng thi,

Ổi khỉ đi là khỉ!

Còn cái loại đậu lạy, quan xin thì nhan nhản khắp nơi. Điềm tĩnh, chín chắn như Nguyễn Khuyến mà cũng phải chua chát nhận xét về đám người này qua bài thơ Tiến sĩ giấy:

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,

Cũng gọi ông nghe có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,

Cái giá khoa danh ấy mới hời.

Ghế chéo, long xanh ngồi bảnh choẹ,

Tưởng rằng đồ thật hoà đồ chơi !

Sống trong cái xã hội bị ma lực đồng tiền chi phối và khuynh đảo ghê gớm như vậy thì những người luôn đề cao phẩm giá như Nguyễn Khuyến, Tú Xương chỉ có cách duy nhất là giữ gìn khí tiết trong sạch, xa lánh cõi đời thật giả, vàng thau lẫn lộn. Đêm giao thừa, nghe tiếng pháo nổ mừng năm mới của những kẻ lắm của nhiều tiền, thi sĩ nghèo Tú Xương suy ngẫm rồi cấm cảnh thốt lên hai câu thơ châm biếm sâu cay:

Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo,

Nhân tình trắng thế lại bôi vôi.

Tiếng cười trào lộng ở đây không vang lên hả hê, khoái trả mà chứa đựng một nỗi đau, nỗi hận và day dứt khôn nguôi. Sự nhố nhăng không chỉ hiện diện ở ngoài đời mà nó còn lan tràn cả vào chốn tôn nghiêm của cửa Không sân Trình, biến các khoa thi Hán học thành chợ trời nhốn nháo. Tú Xương cười nhạo cảnh: Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt, Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng và cũng khóc thầm trước quang cảnh lố lăng của một kì thi Hương ở Nam Định vào giai đoạn Nho giáo đã suy tàn:

Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Âm oẹ quan trường miệng thét loa.

Cờ cắm rợp trời quan sứ đến,

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

Nhân tài đất Bắc nào ai đó ?

Ngoảnh cổ mà trong cảnh nước nhà!

(Vịnh khoa thi Hương)

Rõ ràng cùng là tiếng cười trào lộng đả kích, phê phán những hiện tượng xấu xa, tiêu cực trong xã hội thực dân phong kiến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, những đặc điểm tiếng cười của Nguyễn Khuyến khác với Tú Xương. Tiếng cười Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, thâm thuý; còn tiếng cười Tú Xương mạnh như những làn roi quất thẳng vào mặt cái xã hội điều tra ấy. Chừng nào cái ác, cái xấu còn tồn tại thì tiếng cười đầy ý nghĩa của hai nhà thơ nổi tiếng trên vẫn còn nguyên giá trị.