I. DÀN Ý

1. Mở bài:

- Từ một chàng trai canh điền khoẻ mạnh, chất phác, Chí bỗng dưng trở thành kẻ tội đồ chỉ vì những cơn ghen bóng gió của lí Kiến - một tên cường hào trong làng.

- Cảnh tù đày đã biến anh Chi hiền lành thành tên lưu manh Chí Phèo hung dữ, gớm ghiếc.

- Nỗi oan ức khiến Chí Phèo sau khi ra tù đã đến nhà tìm bá Kiến để trả thù.

2. Thân bài:

* Các lần Chí Phèo đến nhà bá Kiến:

- Lần thứ nhất: Sau khi về làng một ngày, Chí Phèo uống rượu thật say rồi đến thẳng nhà bá Kiến, gọi tên tục hắn ra mà chửi. Bá Kiến cáo già đã dùng lời lẽ ngon ngọt và tiền bạc để dụ dỗ, mua chuộc, biến Chí Phèo thành tay sai cho hắn. Như vậy, Chí Phèo không trả được mối thù mà còn bị bả Kiến ràng buộc, chi phối.

- Lần thứ hai: Chán cảnh sống cô độc, vật vờ, túng quẫn, Chí Phèo lại đến gặp bá Kiến để xin được đi ở tù. Bá Kiến nắm được chỗ yếu của Chí Phèo nên dùng miếng mồi vật chất để dụ dỗ Chí Phèo lao sâu vào con đường làm tay sai cho hắn, triệt hạ các phe đảng nghịch trong làng. Mối thù vẫn còn nguyên mà Chí Phèo lại bị thua chuộc, tiếp tục mắc vào âm mưu thâm độc của bá kiến.

- Lần thứ ba: Mối tình ngắn ngủi với Thị Nở đã làm bừng thức lương tri của Chí Phèo. Hắn khao khát được sống, được yêu thương. Bị hắt hủi, ruồng bỏ, Chí Phèo tuyệt vọng và căm phẫn, tìm đến bá Kiển để giết hắn. Mối thù đã được trả bằng chính mạng sống của Chí Phèo. Bi kịch cuộc đời Chí Phèo đã lên đến đỉnh điểm. Đây là cách giải quyết tất yếu trong hoàn cảnh đó.

3, Kết bài:

+ Giá trị hiện thực của tác phẩm:

- Tố cáo xã hội thực dân, phong kiến đầy áp bức, bất công đã tước đoạt nhân phẩm, chà đạp lên quyền sống của con người.

+ Giá trị nhân đạo của tác phẩm:

- Tác phẩm là lời kêu cứu, là tiếng chuông cảnh tỉnh hãy cứu lấy con người.

II. BÀI LÀM

Từ một chàng trai canh điền khoẻ mạnh, chất phác, Chỉ bỗng dưng trở thành kẻ tội đồ chỉ vì những cơn ghen bóng ghen gió của lí Kiến. Ngần ấy năm tháng trong tù, Chí đã bị biến đổi cả về thể xác lẫn tâm hồn. Hắn méo mó, dị dạng từ gương mặt đến tính cách và đã mang một cái tên đáng sợ đậm chất giang hồ: Chí Phèo.

Nỗi oan ức khiến Chí Phèo không quên mối thù đối với kẻ đã đẩy mình vào chốn lao tù. Ra tù hôm trước, hôm sau Chí Phèo về làng, ra chợ uống rượu thật say rồi đến thẳng nhà bá Kiến, gọi tên tục của hắn ra mà chửi. Bao căm tức dồn nén bấy lâu giờ tuôn ra theo lời chửi rủa kẻ đã hãm hại, tước đoạt mất tuổi trẻ của hắn. Hành động này của Chí Phèo chỉ dừng lại ở mức độ bản năng, tự phát. Hắn chửi cho sướng miệng, cho vơi nỗi căm tức chứ chẳng mang lại kết quả gì.

Mặc dù sau sáu bảy năm tù đày, Chí Phèo không còn hiền lành, ngờ nghệch như xưa nhưng so với con cáo già bá Kiến, hắn vẫn chỉ là chú nai khờ khạo. Trước những hành động liều lĩnh của kẻ cố cùng, bá Kiến đã dùng lời lẽ khôn khéo, mềm dẻo để làm giảm cơn giận dữ của Chí Phèo. Cao tay hơn nữa, lão dùng tiền bạc để mua chuộc, biến Chí Phèo thành công cụ hãm hại những kẻ thuộc phe cánh đối lập. Nói cách khác, Chí Phèo đã bị bả Kiến biến thành con dao trong tay đồ tể. Như vậy, lần đầu Chí Phèo đến nhà bá Kiến, mối thù xưa không những không trả được mà Chí Phèo còn bị ràng buộc bởi chính âm mưu thâm hiểm của kẻ thù. Sau đó một thời gian, chán cảnh sống nhạt nhẽo, vô vị và túng quẫn ở làng, Chí Phèo lại đến gặp bà Kiến để xin đi ở tù. Chuyện tưởng như đùa mà lại là sự thực, một sự phũ phàng và cay đắng. Chí Phèo về làng với bộ mặt gớm ghiếc, với những hành động càn rỡ, ngang tàng khiến cho dân làng khiếp sợ, xa lánh. Họ không chấp nhận Chí Phèo trở lại với cộng đồng làng xã. Họ ghê tởm hắn, không ai muốn dây với hắn và gọi hắn là con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Chí Phèo phải sống trong tình trạng hoàn toàn cô độc. Hắn không được coi là người, không được đối xử như một con người. Chính điều đó khiến hắn đến gặp bá Kiến để xin được đi ở tù. Dù sao trong hoàn cảnh tù đày, hắn cũng được những kẻ cùng cảnh ngộ chấp nhận. Đau xót thay là câu nói của Chí Phèo với bả Kiến: Bẩm quả đi ở tù sướng quá đi, ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước, một thước đất cắm dùi cũng không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù... Câu nói ấy phản ánh một thực trạng đau xót: những người lầm lỗi sau khi trở về với đời thường, họ không có được những điều kiện tối thiểu để tạo dựng lại cuộc sống. Đó là nỗi khổ về vật chất. Còn về tinh thần, họ phải chịu khổ đau gấp bội bởi luôn có mặc cảm bị xã hội khinh rẻ và ruồng bỏ. Vì thế, phần lớn lâm vào tình cảnh bế tắc và tuyệt vọng, mà sống như vậy thì quả là đi ở tù sướng hơn! Lần này, bà Kiến nắm đúng chỗ yếu của Chí Phèo là đang cần có cơm ăn áo mặc, cần có một mái nhà che thân nên lão đã dùng miếng mồi vật chất để dụ dỗ Chí Phèo lao sâu vào con đường làm tay sai, dùng Chí Phèo để trả những mối tự thù, triệt hạ các phe đảng nghịch trong làng. Như vậy, lần thứ hai đến nhà bá Kiến, mối thù của Chí Phèo cũng chưa trả được và tệ hại hơn, Chí Phèo còn mắc vào âm mưu thâm độc của kẻ cựu thù mà không biết. Chí Phèo lưu manh giờ đây lại càng lưu manh hơn.

Sau khi gặp Thị Nở, Chí Phèo được biết thế nào là tình thương của đồng loại, thế nào là tình yêu, cho nên cái phần người tưởng như đã bị bạo lực đen tối huỷ diệt nay lại hồi sinh, loé sáng trong khối óc tối đen của Chí Phèo. Hắn thèm lương thiện, thèm được hoà nhập vào xã hội bình thường của con người. Thị Nở là cây cầu nối Chí Phèo với mọi người. Nhưng ác nghiệt thay, cánh cửa cuộc đời đã đóng sập lại trước mặt hắn, ngay lúc hắn mới quay trở lại với một tâm trạng háo hức hi vọng. Bà cô Thị Nở không chấp nhận cho Thị Nở lấy Chí Phèo. Thị Nở quay lưng, bỏ mặc hắn chết chìm trong cô đơn, tuyệt vọng. Uất ức, Chí Phèo lại tìm đến rượu để dìm nỗi đau đớn trong cơn say. Nhưng khổ thay, càng uống hắn càng tỉnh. Càng tỉnh càng thấm thía hơn bao giờ hết nỗi bất hạnh của mình. Xã hội ruồng rẫy, không chấp nhận sự hoàn lương của Chí Phèo. Kẻ nào đã đẩy hắn vào bước đường cùng? Bá Kiến! Chính lão là thủ phạm gây ra bao đau thương trong cuộc đời của Chí. Phải giết lão! Phải trả thù! Thế là Chí Phèo xách dao đến nhà bá Kiển. Những phút giây cuối cùng của cuộc đời là những phút giây Chí Phèo tỉnh táo nhất. Chí Phèo nhận ra kẻ thù số một của mình và hắn dõng dạc lên tiếng đòi lương thiện. Câu nói cuối cùng của Chí Phèo có giá trị tố cáo rất lớn đối với tội ác của giai cấp thống trị: Ai cho tao lương thiện? Tao không thể là người lương thiện. Xã hội bất nhân đã tước mất quyền làm một con người bình thường của Chí Phèo. Trong cơn uất ức, tuyệt vọng, Chí Phèo đã đâm chết bá Kiến rồi tự sát. Như vậy là lần thứ ba đến nhà bà Kiến, Chí Phèo đã trả được mối thù nung nấu suốt bao năm. Nhưng cái giá của sự trả thù này quá đắt - bằng chính tính mạng của mình. Trong cái xã hội tăm tối ấy, Chí Phèo không còn con đường nào khác.

Giá trị của tác phẩm kết tụ lại trong hình ảnh Chí Phèo, một nạn nhân của xã hội cũ. Thông qua tính cách của hai nhân vật Chí Phèo và bá Kiến, Nam Cao đã phản ánh sinh động sự xung đột kéo dài và gay gắt giữa nông dân với bọn cường hào ác bá ở nông thôn trước Cách mạng tháng Tám. Chính những kẻ tham lam, độc ác như bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào con đường tội lỗi và cái xã hội thực dân phong kiến đầy áp bức, bất công đã làm thui chột những gì là tốt đẹp của con người.

Ngòi bút hiện thực của Nam Cao tưởng chừng như khách quan đến lạnh lùng nhưng lại chất chứa một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Nhà văn đã phát hiện ra đốm lửa của thiên lượng còn le lói trong tâm hồn những con người bị xã hội cũ làm cho biến chất, thấy được khát khao được sống hạnh phúc và tinh thần phản kháng tiềm tàng trong con người họ. Truyện ngắn Chí Phèo là lời kêu cứu, là tiếng chuông báo động: Hãy cứu lấy con người, hãy bảo vệ quyền được sống lương thiện của con người!