I. DÀN Ý

1. Mở bài:

- Trung thu là Tết của riêng trẻ em, người lớn thường tổ chức cho trẻ em lễ rước đèn và trông trăng phá cỗ.

- Để khuyến khích con cháu học hành đỗ đạt, người xưa thường tặng một thứ đồ chơi là hình nộm ông tiến sĩ giấy, còn gọi là ông nghe tháng Tám.

- Nguyễn Khuyến làm bài thơ Tiến sĩ giấy để vịnh thứ đồ chơi đó, đồng thời gửi gắm suy nghĩ, tâm sự của mình trước thời cuộc.

2. Thân bài:

+ Hai câu đề:

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,

Cũng gọi ông nghe có kém ai!

- Tả thực hình nộm ông tiến sĩ được làm bằng giấy. Điệp từ cũng đi liền với từng chi tiết cụ thể ngầm chứa ý châm biếm, trào lộng. Tác giả nhấn mạnh sự giống nhau về hình thức và tên gọi giữa tiến sĩ giấy và tiến sĩ thật ngoài đời; đồng thời nhấn mạnh sự khéo léo của các nghệ nhân dân gian.

+ Hai câu thực:

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

- Vẫn tiếp tục phát triển ý nghĩa tả thực của hai câu đề. Ông tiến sĩ giấy này giá trị chẳng đáng là bao vì chỉ được làm bằng nan tre và giấy màu (nghĩa đen). Nghĩa bóng câu thơ ám chỉ loại tiến sĩ thật nhưng bất tài vô dụng, đỗ đạt bằng những cách tiêu cực nên hữu danh vô thực.

- Ý châm biếm khá rõ: thân giáp bảng, mặt văn khôi vinh quang, rạng rỡ là thế mà chỉ cần làm nên từ mảnh giấy, nét son là những thứ quả tầm thường.

+ Hai câu luận:

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,

Cái giá khoa danh ấy mới hời.

- Vừa tả vừa bình, nghiêng về lời bình mỉa mai chua chát nhiều hơn. Trong thực tế, để đỗ đạt thành ông Nghè, ông Cống thì phải thực sự có tài và mất nhiều công phu học hành, thi cử mới mong có ngày được vua ban cờ biển, cân đai, áo mũ... để vinh quy bái tổ, làm vẻ vang cho gia đình, làng nước. Đâu có dễ như người nghệ nhân làm ra ông tiến sĩ giấy chỉ trong thoáng chốc.

- Tính từ nhẹ mang nhiều nghĩa: nhẹ về trọng lượng (vì bằng tre và giấy); nhẹ về tài đức (bất tài vô dụng). Nghĩa sau là chính.

+ Hai câu kết:

Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,

Tưởng rằng đồ thật hoá đồ chơi !

- Sự cười cợt, trào lộng thể hiện qua tính từ dân gian bảnh choẹ (có nghĩa là cố làm ra vẻ ta đây và rất trẻ con).

- Nghĩa tả thực và nghĩa hàm ẩn vẫn lồng vào nhau, làm nổi bật dụng ý của nhà thơ; mỉa mai, chế giễu loại tiến sĩ tài thiểu đức sơ, chỉ biết vinh thân phì gia mà chẳng nghĩ gì đến dân đến nước. Bọn người ấy chung quy cũng chẳng khác gì tiến sĩ giấy - đồ chơi cho con trẻ.

- Cảm xúc chua xót, ngậm ngùi và tự trào của nhà thơ thấp thoáng sau từng chữ, từng câu.

3. Kết bài:

- Bài Tiến sĩ giấy vượt khỏi phạm vi bài thơ vịnh vật vì nó mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.

- Chất trào phúng chua cay đan xen chất trữ tình sâu thẳm. Thái độ của nhà thơ Nguyễn Khuyến thật đáng trân trọng.

II. BÀI LÀM

Trung thu trăng sáng như gương. Tết Trung thu là Tết của trẻ nhỏ, người lớn thường bày cỗ trông trăng và làm nhiều đồ chơi cho các em. Ngày xưa, để khuyến khích con cháu chăm lo học hành, ông bà, cha mẹ hay tặng thứ đồ chơi đặc biệt là hình nộm ông tiến sĩ, gọi là ông tiến sĩ giấy hay ông nghe tháng Tám. Chỉ cần vài que tre, dăm ba miếng giấy màu là bàn tay khéo léo của nghệ nhân đã làm ra bộ dạng ông tiến sĩ ở thời điểm vinh quang nhất: lúc vinh quy bái tổ. Bài thơ Tiến sĩ giấy nằm trong phần thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến. Nhưng trào phúng thường phải ngụ trữ tình mới hay. Mọi người đều biết Tam Nguyên Yên Đổ cũng là một ông nghè nổi tiếng tài ba, thừa hiểu tiến sĩ giấy chỉ là thứ đồ chơi cho trẻ con, vậy mà sao còn làm thơ chế giễu?

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Khuyến viết:

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,

Cũng gọi ông nghe có kém ai !

Tác giả đang tả thực ông tiến sĩ giấy với đủ các thứ sang trọng vua ban cho ngày vinh quy như cờ, biển, cân đai... và cũng gọi là ông nghè. Tại sao chỉ trong hai câu mà nhà thơ lại dùng một loạt bốn từ cũng? Đọc lên âm điệu giống như thể hiện thái độ ngạc nhiên trước một sự lạ. Người đọc ngầm hiểu là trong đời có những ông tiến sĩ, những ông nghe thật, xứng đáng với các thứ cờ, biển, cân đai đó; còn ông tiến sĩ này tuy cũng đầy đủ các thứ và cũng được người đời gọi bằng ông nghe nhưng chẳng có chút giá trị nào, vì đó chỉ là một ông nghe giả làm bằng giấy. Nghĩa đen là thế, còn nghĩa bóng là tuy cũng có đủ thứ quý giá thật đấy nhưng tài cán, đức hạnh chẳng ra gì. Ngụ ý thâm thuý của Nguyễn Khuyến là vừa tả hình dáng ông tiến sĩ giấy, vừa gợi cho người đọc liên tưởng đến những kẻ tuy mang danh tiến sĩ, áo mũ xênh xang nhưng thật sự chẳng có một chút tài đức nào.

Hai câu thực tiếp tục phát triển ý nghĩa ấy:

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Với vài mảnh giấy xanh xanh, đỏ đỏ, người làm đồ chơi bồi bồi, dán dán thành hình một ông tiến sĩ giấy, mặt mày phết màu trắng rồi dùng màu son tô điểm cho đẹp. Phần ấy là giả. Còn thân giáp bảng (giáp bảng là bảng thứ nhất sơn vàng nên còn được gọi là bảng vàng), dùng để ghi danh những người đỗ đại khoa, từ tiến sĩ trở lên. Văn khôi nghĩa là tài giỏi về văn chương. Mặt văn khôi là cách gọi những tiến sĩ có tài xứng với học vị cao quý đó. Làm nên thân giáp bảng và điểm rõ mặt văn khôi đâu phải chỉ cần mấy mảnh giấy và vài nét son mà thành ?! Phải bao năm đèn sách, có khi suốt cả đời, lại phải là kẻ Tông minh, tài cao, chí lớn, gặp thầy gặp bạn mới nên dành chứ đâu có dễ dàng gì. Tuy vậy, ở đời không ít những vị tiến sĩ bằng xương bằng thịt, học hàm học vị hẳn hoi nhưng cũng chẳng khác gì loại tiến sĩ giấy. Cải thân giáp bảng và mặt văn khôi chẳng qua cũng chỉ là kết quả của những mảnh giấy do chạy chọt bằng thế lực đồng tiền và những nét son vẽ vời bôi bác để che mắt thiên hạ. Dù sao, cải thật và cái giả ở đây cũng vẫn còn lẫn lộn, chưa phân biệt rạch ròi! Cải giả chưa được tác giả đem ra phê phán.

Hai câu luận:

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,

Cái giá khoa danh ấy mới hời.

Không còn lấp lửng, bóng gió nữa, từ miêu tả bên ngoài, nhà thơ đã đi vào đánh giá bên trong. Vẫn nói về ông tiến sĩ giấy như: tấm thân nhẹ, cái giá hời bởi làm bằng giấy và bản giá rẻ mạt nhưng ý tứ đã vượt ra ngoài hình hài người giấy mà chĩa thẳng vào các vị khoác trên mình xiêm áo ông nghe những tài năng, đạo đức nhẹ tênh, suốt đời không làm nổi việc gì xứng đáng với danh vị cao quý ấy. Vậy mà cũng vênh vang với cái danh ông nghè, ông thám, thì quả là cái giá khoa danh ấy quá rẻ, quá hời, chỉ nhờ dịp may mà mua được. Ý nghĩa trào lộng, châm biếm sâu cay của đoạn thơ đến đây đã thể hiện rất rõ.

Như thế là không phải chỉ đến Tết Trung thu mới xuất hiện hàng loạt những ông tiến sĩ giấy, mà tiến sĩ giấy hằng ngày có mặt khắp nơi. Trong đám quan lại của triều đình nhà Nguyễn cuối thế kỉ XIX, thiếu chi thân giáp bảng, mặt văn khôi nhưng cũng chẳng hơn gì loại tiến sĩ giấy. Lớp trước sở giặc, hèn nhát đầu hàng. Lớp sau dựa vào lí lẽ tùy thời, ra làm quan với triều đình bù nhìn, ngoan ngoãn chấp nhận kiếp làm tay sai cho thực dân Pháp. Đến đây thì xiêm áo không chỉ nhẹ, khoa danh không chỉ hời mà đã thành dơ bẩn. Cho nên tác giả mới kết thúc bài thơ bằng hai câu nhận xét thâm thuý:

Ghế chéo, long xanh ngồi bảnh choẹ,

Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!

Trở lại với tựa đề bài thơ và hai đối tượng một hiện, một ẩn là ông tiến sĩ giấy và ông tiến sĩ bằng xương bằng thịt, chúng ta thấy giá trị chẳng khác gì nhau. Có một điều lạ là giọng thơ Nguyễn Khuyến rõ ràng có ý phê phán, cười cợt nhưng không phải phê phán, cười cợt một cách thoải mái, hả hê mà phảng phất trong lời chế giễu ấy có cả sự tự chế giễu bản thân. Bởi cụ cũng là một ông nghè đích thực, hơn nữa là Tam Nguyên Yên Đổ nổi danh, nhưng trước tình cảnh tang thương của đất nước lúc bấy giờ, cũng đành thở dài ngậm ngùi, buông xuôi, bất lực. Ghế chéo, long xanh ngồi bảnh choẹ là lời bình phẩm theo kiểu nâng nhân vật lên cao để rồi bật ra cái cười mỉa mai chua chát, đắng cay khi phải phơi bày sự thực là tiến sĩ thật hay tiến sĩ giấy giờ đây cũng đều là thứ đồ chơi mà thôi! Nỗi đau tuy chưa chảy thành nước mắt nhưng cứ rưng rức ở trong lòng nhà thơ.

Bài thơ Tiến sĩ giấy mời đọc qua tưởng chỉ là một bài thơ vịnh vật đơn thuần những suy ngẫm kĩ, ta sẽ thấy nó hàm ẩn chất trào phúng trữ tình sâu thẳm, thật đáng trân trọng.