BÀI 10: DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG

1. Dân số:

Câu hỏi: Ở đới nóng, dân cư phần lớn tập trung ở đâu? Sự gia tăng dân số quá mức dẫn đến hậu quả gì?

* Trả lời:

Dân cư ở đới nóng chiếm gần 50% dân số thế giới, phần lớn tập trung ở các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi và Đông Nam Bra-xin.

Hậu quả của việc gia tăng dân số quá mức:

- Nền kinh tế nhiều nước chậm phát triển, đời sống khó khăn, nghèo đói.

- Ô nhiễm môi trường và bệnh tật.

2. Sức ép của dân số tới tài nguyên môi trường

Câu hỏi: Vì sao nguồn tài nguyên thiên nhiên của các nước ở đới nóng ngày càng cạn kiệt?

* Trả lời:

Do dân số ngày càng đông, lương thực thiếu hụt phải mở rộng diện tích đất trồng, đất rừng, khai thác triệt để không chăm bón đầy đủ nên càng ngày đất càng bạc màu, diện tích rừng bị thu hẹp, các nguồn tài nguyên khoáng sản khai thác không qua chế biến. Xuất khẩu các loại nguyên liệu, nhiên liệu thô để đổi lấy lương thực và hàng tiêu dùng đã làm nhiều loại khoáng sản nhanh chóng bị cạn kiệt.

Câu hỏi: Phân tích hình 10.1 để thấy mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh với tình trạng thiếu lương thực ở châu Phi.

* Trả lời:

- Đường biểu diễn sản lượng lương thực tăng từ 100% lên hơn 110%.

- Đường biểu diễn sự gia tăng dân số tự nhiên, tăng từ 100% lên gần 160%.

So sánh: Cả hai đường biểu diễn sản lượng lương thực và gia tăng dân số tự nhiên đều tăng, nhưng sản lượng lương thực không tăng kịp với đà gia tăng dân số.

- Đường biểu diễn bình quân lương thực theo đầu người giảm từ 100% xuống còn 80%.

Nguyên nhân: Bình quân lương thực theo đầu người thấp – dân số tăng nhanh hơn tăng lương thực.

Câu hỏi: Đọc bảng số liệu dưới đây, nhận xét về tương quan giữa dân số và diện tích rừng ở khu vực Đông Nam Á.

Năm Dân số (triệu người) Diện tích rừng (triệu ha)

1980

1990

360

442

240,2

208,6

* Trả lời:

Từ năm 1980 đến 1990, dân số tăng từ 360 đến 442 triệu người, diện tích rừng giảm từ 240,2 xuống còn 208,6 triệu ha.

Nhận xét về mối tương quan giữa dân số và diện tích rừng:

Dân số càng tăng thì diện tích rừng càng giảm.

Câu hỏi: Nêu một vài dẫn chứng để thấy rõ sự khai thác rừng quá mức sẽ có tác động xấu tới môi trường.

* Trả lời:

Phá rừng, lấy đất canh tác, khai thác rừng lấy củi, gỗ làm nhà hoặc xuất khẩu, làm cho 700 triệu người không có nước sạch, 80% số người mắc bệnh do thiếu nước sạch.

Câu hỏi: Vẽ sơ đồ thể hiện tác động tiêu cực của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đối với tài nguyên môi trường.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đới nóng tập trung khoảng bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?

A. 50%

B. 60%

C. 70%

D. 80%

Câu 2: Khu vực tập trung dân cư đông đúc ở đới nóng:

A. Đông Nam Á, Nam Á

B. Tây Phi và Đông Nam Bra-xin

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 3: Mối quan tâm hàng đầu hiện nay của các quốc gia ở đới nóng:

A. Kiểm soát tỉ lệ gia tăng dân số

B. Phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống người dân

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 4: Những tác động tiêu cực đối với tài nguyên, môi trường là do:

A. Dân số tăng nhanh

B. Khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 5: Hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh:

A. Thiếu lương thực, đói kém

B. Điều kiện sống thấp, bệnh tật

C. Ô nhiễm môi trường

D. Cả A, B, C đều đúng

ĐÁP ÁN

Câu 1: A

Câu 2: C

Câu 3: C

Câu 4: C

Câu 5: D