Chương VI. CHÂU PHI

BÀI 26: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI

1. Vị trí địa lí

Câu hỏi: Quan sát hình 26.1 (SGK, trang 83):

+ Cho biết châu Phi tiếp giáp với các biển và đại dương nào?

+ Xích đạo đi qua phần nào của châu lục?

+ Lãnh thổ châu Phi chủ yếu thuộc môi trường nào?

* Trả lời:

- Châu Phi tiếp giáp với Địa Trung Hải ở phía Bắc, phía Tây giáp Đại Tây Dương, đông bắc giáp với Biển Đỏ, đông nam giáp với Ấn Độ, ngăn cách với châu Á bởi kênh đào Xuy-ê.

- Đường xích đạo đi ngang qua giữa eo đất châu Phi (bồn địa Công-gô, hồ Vich-to-ri-a).

- Lãnh thổ châu Phi nằm trong môi trường đới nóng.

Câu hỏi: Quan sát hình 26.1, nêu tên các dòng biển nóng, các dòng biển lạnh chảy ven bờ châu Phi, cho biết ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê đối với giao thông đường biển trên thế giới?

* Trả lời:

Các dòng biển nóng: dòng biển Mô-dăm-bich, dòng biển Ghi-nê, dòng biển mũi kim.

Các dòng biển lạnh: Ben-ghê-la, Xô-ma-li, Ca-na-ri.

Ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê: Đây là điểm nút giao thông quan trọng, rút ngắn con đường hàng hải quốc tế. (đường biển đi từ Tây Âu sang biển viễn đông, qua Địa Trung Hải và Xuy-ê được rút ngắn thời gian).

2. Địa hình và khoáng sản

Câu hỏi: Quan sát hình 26.1, cho biết ở châu Phi có dạng địa hình nào là chủ yếu? Nhận xét về sự phân bố của địa hình đồng bằng ở châu Phi?

* Trả lời:

Châu Phi có địa hình đơn giản, toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750 mét. Địa hình chủ yếu cao từ 500 - 2000m. Đồng bằng tập trung ở ven biển.

Câu hỏi: Xác định trên hình 26.1 các bồn địa, sơn nguyên, các hồ, các dãy núi chính của châu Phi, hướng nghiêng chính của địa hình châu Phi?

* Trả lời:

Các bồn địa và sơn nguyên: Bồn địa Nin Thượng, bồn địa Ca-la-ha-ri, bồn địa Công-gô (Nam Phi). Sơn nguyên Ê-ti-ô-pi-a (cao trên 500 mét), sơn nguyên Đông Phi ở phía Đông. Các sơn nguyên cao 1.500m đến 2.000m tập trung ở phía Đông Nam.

Hướng nghiêng chính của địa hình châu Phi: thấp dần từ Đông Nam tới Tây Bắc

Câu hỏi: Quan sát hình 26.1, nhận xét đặc điểm đường bờ biển châu Phi? Đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến khi hậu châu Phi?

* Trả lời:

Đường bờ biển châu Phi ít khúc khuỷu, không có nhiều bán đảo, vịnh, biển ven bờ. Vào sâu trong nội địa, khu vực Bắc Phi ít chịu ảnh hưởng của biển (do khoảng cách xa biển lớn). Khoảng cách từ trung tâm Nam Phi đến biển nhỏ hơn khoảng cách từ trung tâm Bắc Phi đến bờ biển nên ảnh hưởng của biển có thể vào sâu trong lục địa Nam Phi. Vì vậy, khí hậu Nam Phi ẩm hơn khí hậu Bắc Phi (dù Nam Phi có đường chí tuyến Nam đi qua).

Câu hỏi: Dựa vào hình 26.1, hãy lập bảng theo mẫu sau (SGK, trang 84)

* Trả lời:

KHOÁNG SẢN CHÂU PHI

Các khoáng sản chính Sự phân bố
Dầu mỏ, khí đốt Đồng bằng ven biển Bắc Phi và Tây Phi
Sắt Dãy núi trẻ At-lat
Vàng Trung Phi, cao nguyên Nam Phi
Kim cương, uranium Các cao nguyên Nam Phi

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới, đứng sau châu lục nào?

A. Châu Á, châu Âu

B. Châu Mĩ, châu Đại Dương

C. Châu Á, châu Mĩ

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 2: Châu Phi tiếp giáp với các biển và đại dương nào?

A. Biển đỏ, Ấn Độ Dương

B. Địa Trung Hải

C. Đại Tây Dương

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Châu Phi là châu lục có nhiều:

A. Núi cao và đồng bằng thấp

B. Rất ít núi cao và đồng bằng thấp

C. Núi trung bình và đồng bằng thấp

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 4: Lục địa châu Phi có độ cao trung bình:

A. 600m

B. 650m

C. 700m

D. 750m

Câu 5: Châu Phi có nhiều tài nguyên khoáng sản chủ yếu:

A. Kim cương, vàng

B. Dầu mỏ, khí đốt

C. Uranium

D. Cả A, B, C đều đúng

ĐÁP ÁN

Câu 1: C

Câu 2: D

Câu 3: B

Câu 4: D

Câu 5: D