BÀI 24: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI

1. Hoạt động kinh tế cổ truyền

Câu hỏi: Quan sát các ảnh dưới đây, (hình 24.1, 24.2 SGK, trang 77), kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, kể tên một số hoạt động kinh tế cổ truyền ở vùng núi.

* Trả lời:

Hoạt động cổ truyền ở vùng núi là: chăn nuôi và làm nghề thủ công.

Câu hỏi: Tại sao các hoạt động kinh tế cổ truyền ở miền núi đa dạng và phong phú?

* Trả lời:

Do tài nguyên môi trường, tập quán truyền thống sản xuất của địa phương và nguồn nguyên liệu tại chỗ.

2. Sự thay đổi kinh tế - xã hội

Câu hỏi: Vì sao bộ mặt của nhiều vùng núi trên thế giới có sự thay đổi nhanh chóng?

* Trả lời:

Từ khi xuất hiện các tuyến đường ô tô, các tuyến đường sắt, đường hầm xuyên núi, đã giúp cho việc trao đổi hàng hóa dễ dàng, giảm bớt sự cách biệt giữa vùng núi với đồng bằng và vùng ven biển. Các công trình thủy điện được xây dựng đã thúc đẩy nhanh quá trình khai thác tài nguyên khoáng sản, hình thành các khu công nghiệp và khu dân cư mới. Du lịch, nghỉ dưỡng và các hoạt động thể thao đem lại nguồn lợi lớn.

Câu hỏi: Tại sao phát triển giao thông và điện lực là những việc cần làm trước để biến đổi bộ mặt của vùng núi?

* Trả lời:

Giao thông và điện lực là hai điều kiện cần thiết phải làm trước để tạo cơ sở vật chất kĩ thuật đáp ứng nhu cầu về vận chuyển hàng hóa cho các ngành kinh tế, cho nên phải đi trước một bước trong phát triển.

Câu hỏi: Sự phát triển kinh tế của các vùng núi đã đặt ra những vấn đề gì về môi trường?

* Trả lời:

Các rừng cây bị triệt hạ, các chất thải công nghiệp và chất thải tại các khu nghỉ dưỡng gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Lượng khách ngày càng lớn tác động tiêu cực tới khung cảnh thiên nhiên

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc vùng núi chủ yếu:

A. Trồng trọt, chăn nuôi, khai thác, chế biến lâm sản

B. Sản xuất đồ mĩ nghệ truyền thống

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 2: Nền kinh tế vùng núi phần lớn mang tính chất:

A. Tự cung tự cấp

B. Lưu truyền từ đời này sang đời khác

C. Kinh tế cổ truyền

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Nền kinh tế vùng núi phát triển nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào:

A. Sự phát triển của các ngành điện lực, xây dựng và phát triển các tuyến đường giao thông ở vùng núi

B. Phát triển dịch vụ du lịch, các công trình thuỷ điện

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 4: Bộ mặt của nhiều vùng núi trên thế giới:

A. Biến đổi nhanh chóng từ khi xuất hiện các tuyến đường ôtô, đường sắt, đường hầm xuyên núi

B. Phần lớn vẫn đang còn trong tình trạng chậm phát triển

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 5: Việc phát triển kinh tế vùng núi cần giải quyết những vấn đề gì?

A. Gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái vùng núi

B. Các ngành cổ truyền và bản sắc văn hoá các dân tộc miền núi có nguy cơ mai một dần

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

ĐÁP ÁN

Câu 1: C

Câu 2: D

Câu 3: C

Câu 4: C

Câu 5: C