Chương IX. CHÂU ĐẠI DƯƠNG

BÀI 48: THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG

1. Vị trí địa lí, địa hình

Câu hỏi: Dựa vào hình 46.1 (SGK, trang 144), hãy:

- Xác định vị trí lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo lớn của châu Đại Dương.

- Xác định vị trí các chuỗi đảo thuộc châu Đại Dương.

* Trả lời:

Phía tây kinh tuyến 180° trong vùng tây Thái Bình Dương, từ phía Nam lên là quần đảo Niu Di-len, lục địa Ô-xtrây-li-a, kế tiếp là các chuỗi đảo, núi lửa Mê-la-nê-di, đảo san hô Mi-crô-nê-di, phía đông kinh tuyến 180°: chuỗi đảo núi lửa và đảo san hô Pô-li-nê-di rải rác trong vùng đông Thái Bình Dương.

Các chuỗi đảo thuộc châu Đại Dương: Mê-la-nê-di nằm phía bắc và đông bắc lục địa Ô-xtrây-li-a, từ xích đạo đến khoảng vĩ tuyến 24°N, gồm các đảo lớn: Niu Di-len, Xa-lô-môn, Bix-mac, nhóm đảo Mi-crô-nê-di ở phía bắc và đông bắc Mê-la-nê-di. Từ 10°N đến 28°B, đảo lớn là Gu-an, nhóm đảo Pô-li-nê-di. Phía đông kinh tuyến 180°, vùng trung tâm Thái Bình Dương, từ 23°B đến 28°N gồm các đảo Ha-oai, Hô-nô-lu-lu, đảo Niu-di-lân, từ 33°N đến 47°N (đảo bắc đảo nam).

2. Khí hậu, thực vật và động vật

Câu hỏi: Dựa vào hình 48.2, cho biết đặc điểm khí hậu của các đảo thuộc châu Đại Dương?

* Trả lời:

Dựa vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hai trạm Gu-am và Nu-mê-a, đặc điểm khí hậu:

- Đảo Gu-am: Nhiệt độ tháng cao nhất: 28°C (tháng 5, 6), nhiệt độ tháng thấp nhất: 26°C (tháng 1), biên độ nhiệt: 2°. Lượng mưa: 2.200mm/năm, (mưa nhiều nhất là vào tháng 7, 8, 9, 10).

- Đảo Nu-mê-a: Nhiệt độ tháng cao nhất: 26°C (tháng 1, 2), thấp nhất là 20°C (tháng 8), biên độ nhiệt: 6°. Lượng mưa: 1.200mm/năm, (tháng mưa nhiều: tháng 11, 12, 1, 2, 3, 4).

* Nhận xét:

Tổng lượng mưa hai trạm đều cao, chế độ nhiệt điều hòa, các đảo có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều hòa, mưa nhiều.

Câu hỏi: Cho biết nguồn gốc hình thành các đảo của châu Đại Dương?

* Trả lời:

Nguồn gốc hình thành: Do hoạt động tạo sơn (vùng đảo Mê-la-nê-di và Niu Di-len) hiện nay vẫn còn nhiều núi lửa đang hoạt động.

Nhóm đảo Mi-crô-ne-di và Pô-li-nê-di được hình thành do san hô hoặc núi lửa ngầm ở đáy đại dương (đảo núi lửa).

Câu hỏi: Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “ thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương?

* Trả lời:

Đại bộ phận các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm, điều hòa, mưa nhiều, rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng nhiệt đới phát triển xanh tốt, đặc biệt là các rừng dừa ven biển nên được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương.

Câu hỏi: Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn?

* Trả lời:

Vì nằm trong khu vực áp cao chí tuyến (đới khí hậu nóng), không khí ổn định, khó gây ra mưa, phía đông lục địa Ô-xtrây-li-a là chuỗi đảo núi lửa nhỏ và đảo san hô Pô-li-nê-di, núi cao chắn gió từ biển thổi vào, cho nên phần lớn đất đai phía tây và vùng trung tâm lục địa mưa ít, khí hậu khô hạn.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phần lớn các đảo của châu Đại Dương có khí hậu:

A. Nóng ẩm và điều hoà

B. Khô hạn

C. Ôn hoà

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 2: Quần đảo Mê-la-nê-di là đảo:

A. Núi lửa

B. San hô

C. Lục địa

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 3: Quần đảo có khí hậu ôn đới:

A. Niu Di-len

B. Mê-la-nê-di

C. Mi-crô-nê-di

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 4: Niu Di-len là đảo:

A. San hô

B. Lục địa

C. Núi lửa

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 5: Pô-li-nê-di là chuỗi đảo:

A. Núi lửa và san hô

B. Lục địa

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 6: Châu Đại Dương có nguồn tài nguyên chủ yếu:

A. Tài nguyên biển

B. Tài nguyên rừng

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

ĐÁP ÁN

Câu 1: A

Câu 2: A

Câu 3: B

Câu 4: B

Câu 5: A

Câu 6: C