BÀI 57: KHU VỰC TÂY VÀ TRUNG ÂU
1. Khái quát tự nhiên
Câu hỏi: Xác định các miền tự nhiên của khu vực Tây và Trung Âu?
* Trả lời:
Khu vực Tây và Trung Âu gồm 3 miền: đồng bằng phía bắc, miền núi già ở giữa và miền núi trẻ ở phía nam.
Câu hỏi: Quan sát hình 57.1, giải thích tại sao khí hậu ở Tây và Trung Âu chịu ảnh hưởng rõ rệt của biển.
* Trả lời:
Khu vực Tây và Trung Âu nằm hoàn toàn trong đới ôn hòa, chịu ảnh hưởng của gió tây ôn đới và ảnh hưởng của biển sâu sắc (dòng hải lưu nóng Bắc Đại Tây Dương).
Về phía đông, ảnh hưởng của biển giảm dần, khí hậu khô và lạnh về mùa đông. Ven biển phía tây có khí hậu ôn đới hải dương.
2. Kinh tế
Câu hỏi: Nêu đặc điểm công nghiệp của khu vực Tây và Trung Âu.
* Trả lời:
Công nghiệp hiện đại, phát triển nhanh gồm các ngành công nghiệp hiện đại và công nghiệp truyền thống. Các vùng công nghiệp nổi tiếng là vùng Rua (Đức), các cảng lớn (Rốt-tec-đam – Hà Lan).
Câu hỏi: Nêu đặc điểm nông nghiệp và tình hình phân bố sản xuất nông nghiệp của khu vực Tây và Trung Âu.
* Trả lời:
Nông nghiệp đạt trình độ thâm canh cao. Trong nông nghiệp, chăn nuôi chiếm ưu thế hơn ngành trồng trọt.
Về phân bố:
- Đồng bằng phía Tây và Trung Âu: lúa mạch, khoai tây. Đây là khu vực có ngành nông nghiệp thâm canh, đa dạng, năng suất cao nhất khu vực châu Âu.
- Đồng bằng phía nam: lúa mì, củ cải đường.
- Ở phía bắc: vùng đất thấp, người Hà Lan đắp đê, ngăn biển, cải tạo đất, thâm canh rau, hoa quả, hạt giống, chăn nuôi bò sữa xuất khẩu.
Câu hỏi: Cho biết hoạt động các ngành dịch vụ trong việc phát triển kinh tế Trung và Tây Âu.
* Trả lời:
Các ngành dịch vụ phát triển mạnh, chiếm trên 2/3 tổng thu nhập quốc dân. Các trung tâm tài chính lớn: Luân Đôn, Pa-ri, Duy-rich...
Dãy An-pơ: phong cảnh đẹp, đem lại lợi ích lớn về ngành du lịch.
Câu hỏi: Nêu đặc điểm của 3 miền địa hình ở khu vực Tây và Trung Âu.
* Trả lời:
- Miền đồng bằng phía bắc nhiều đầm lầy, hồ, đất xấu.
Phía nam: đất đai màu mỡ hơn, chủ yếu là phát triển nông nghiệp.
- Miền núi già: các khối núi ngăn cách với nhau bởi những đồng bằng nhỏ hẹp và các bồn địa, kinh tế chủ yếu khai thác tài nguyên khoáng sản, chăn nuôi trên các đồng cỏ.
- Miền núi trẻ ở phía nam:
+ Dãy Anpơ dài 1.200 km.
+ Dãy Cac-pat: 1.500km, chủ yếu khai thác rừng, dầu mỏ, các loại khoáng sản, phát triển chăn nuôi và du lịch.
Câu hỏi: Dựa vào bảng số liệu SGK, trang 174:
- Tính thu nhập bình quân đầu người của mỗi nước.
- Nêu nhận xét về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) và rút ra kết luận về nền kinh tế của các nước trong bảng (năm 2000)
* Trả lời:
Thu nhập bình quân đầu người của mỗi nước:
- Pháp: 21.862 USD/người.
- Đức: 22.786 USD/người.
- Ba Lan: 4.082 USD/người.
- CH Sec: 4.929 USD/người.
* Nhận xét về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước:
- Chiếm tỉ lệ cao nhất: Pháp.
- Chiếm tỉ lệ thấp nhất: CH Séc.
- Các nước Tây và Trung Âu có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, trình độ phát triển kinh tế khá cao. Trong cơ cấu nền kinh tế, ngành chiếm tỉ trọng cao là ngành dịch vụ.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dãy núi trẻ ở Tây và Trung Âu gồm nhiều dải núi chạy song song với các đỉnh cao trên 3000m, có tuyết và băng hà bao phủ:
A. Dãy Cac-pat
B. Dãy An-pơ
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 2: Nước nào đã tiến hành công trình lấn biển nổi tiếng thế giới, xây dựng đê ngăn biển, đào kênh tiêu nước, cải tạo đất để sản xuất nông nghiệp?
A. Ba lan
B. Đức
C. Hà Lan
D. Pháp
Câu 3: Tây và Trung Âu là khu vực:
A. Tập trung nhiều cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới
B. Có nền công nghiệp phát triển đa dạng và có năng suất cao nhất châu Âu
C. Nơi có nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng, nhiều hải cảng lớn
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 4: Miền đồng bằng Tây và Trung Âu là khu vực có nền nông nghiệp:
A. Thâm canh
B. Phát triển đa dạng
C. Năng suất cao nhất châu Âu
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 5: Dãy núi nào ở khu vực Tây và Trung Âu có nhiều phong cảnh núi non hùng vĩ thu hút khách du lịch đến nghỉ ngơi, leo núi, trượt tuyết?
A. Dãy An-pơ
B. Dãy Cac-pat
C. Dãy núi già ở phía nam miền đồng bằng
D. Cả A, B, C đều đúng
ĐÁP ÁN
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3: D
Câu 4: D
Câu 5: A