I. DÀN Ý

1. Mở bài:

- Nguyễn Thi là cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học cách mạng miền Nam thời kì chống Mỹ cứu nước.

- Nguyễn Thi sáng tác trên nền tảng là hiện thực đời sống sinh hoạt gian khổ và chiến đấu ác liệt của quân dân miền Nam. Tác phẩm của ông là những bài học về lí tưởng, suy nghĩ và hành động cho thế hệ trẻ thời chống Mĩ.

- Bạn đọc yêu mến văn chương Nguyễn Thị có thể tìm thấy ở đó kho tư liệu phong phú về vùng đất và con người phương Nam. Mỗi tác phẩm là một bức tranh, một câu chuyện dồi dào chất sống dân gian và đậm đà màu sắc Nam Bộ. Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình là một dẫn chứng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Thi.

2. Thân bài:

* Bức tranh khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của con người Nam Bộ.

+ Được tác giả miêu tả đan xen cùng những tình huống cụ thể của con người.

- Cảnh ban đêm trên chiến trường đã im tiếng sủng, chỉ có một mình Việt bị thương và lạc đơn vị. Khu rừng xa lạ chìm trong đêm tối mênh mông được miêu tả thông qua cảm nhận của một thiếu niên nông thôn mới lớn vốn có tính sợ ma.

- Cảnh tượng đêm mít tinh ghi tên thanh niên tòng quân ở xã hiện lên rõ ràng trong tâm trí của Việt, từ hình ảnh đến lời nói, hành động của từng người: Anh cản bộ huyện đội, Việt, chị Chiến, chú Năm...

- Cảnh đêm trước khi lên đường, hai chị em Chiến và Việt thức trắng để bàn bạc, thu xếp việc nhà được tác giả kể và tả bằng ngôn ngữ đặc biệt Nam Bộ, vì thế mà tính cách nhân vật nổi bật, tạo thiện cảm trong lòng người đọc.

- Cảnh hai chị em khiêng bàn thờ má sang gởi bên nhà chú Năm rất chân thực và cảm động, vừa khắc hoạ tính cách nhân vật vừa chứa đựng ý nghĩa sâu xa: thù nhà gắn với nợ nước, chỉ có đánh tan giặc mới trả được thù nhà.

3. Kết bài:

- Những đứa con trong gia đình là một truyện ngắn hay và thú vị bởi cách kể chuyện tự nhiên, giản dị của tác giả rất phù hợp với việc thể hiện tính cách đặc trưng của con người Nam Bộ thật thà, chất phác.

- Khả năng gợi tả, gợi cảm của truyện rất lớn, chứng tỏ nhà văn hiểu rất rõ, rất sâu về vùng đất và con người Nam Bộ mà ông gắn bó và yêu mến.

II. BÀI LÀM

Trong văn học cách mạng miền Nam thời kì chống Mĩ, Nguyễn Thi là cái tên thường xuyên xuất hiện bởi ông là tác giả của những bài bút kí chiến tranh, truyện ngắn và cuốn truyện kĩ nổi tiếng được nhiều người biết đến: Người mẹ cầm súng. Nội dung các sáng tác của Nguyễn Thi có chung một nền tảng là hiện thực cuộc sống chiến đấu gian khổ, ác liệt của quân dân miền Nam. Mỗi tác phẩm là một bài ca ca ngợi chủ nghĩa yêu nước và anh hùng cách mạng; là bài học thấm thía về lí tưởng, suy nghĩ và hành động cho tuổi trẻ thời đánh Mĩ. Bạn đọc thích thú và yêu mến văn chương của Nguyễn Thị bởi có thể tìm thấy ở đó nguồn tư liệu dồi dào, phong phú về vùng đất và con người phương Nam. Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình là bức tranh đậm đà chất sống dân gian và màu sắc Nam Bộ, tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Thi.

Tuy quê gốc ở Nam Định nhưng do phiêu dạt vào Nam kiếm sống từ thời còn ít tuổi nên Nguyễn Thi hiểu biết rất rõ về đặc điểm thiên nhiên cũng như phong tục tập quán, cuộc sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ. Bức tranh khung cảnh thiên nhiên trong các tác phẩm thường được tác giả miêu tả đan xen với hoạt động của con người lao động và chiến đấu. Đoạn trích Những đứa con trong gia đình có nhiều nét đặc biệt. Nét đặc biệt thứ nhất là bối cảnh. Đó là khu rừng cao su nơi cách đây mấy ngày đã diễn ra một trận đánh ác liệt giữa quân Giải phóng và lính Mỹ - nguy. Mùi khói súng, mùi xác chết, xác xe bọc thép của giặc bị bắn cháy, mặt đất ngổn ngang vì bom đạn cày xới... Nét đặc biệt thứ hai là trong khung cảnh ấy, chỉ có một mình chiến sĩ Việt bị thương nặng và lạc đơn vị. Tác giả tả khu rừng xa lạ chìm trong bóng đêm mênh mông qua cảm nhận của Việt - một chàng trai nông thôn đồng bằng Nam Bộ vừa bước qua tuổi thiếu niên và mới tham gia chiến đấu: Đêm nữa lại đến. Đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy uu cao vút mãi lên... Một sự vắng lặng như từ trên trời lao xuống chạy từ cổ Việt, lan dài cho tới ngón chân... Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao tròn lấy Việt, kéo theo đến cả con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chỏng thật lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mưa ngoài vàm sông, cải mà Việt vẫn nghe các chị nói hồi ở nhà, Việt nằm thở dốc...

Nguyễn Thi miêu tả khung cảnh trận đánh đang diễn ra ở phía xa qua cảm nhận của Việt trong tình huống bị thương nặng và đang cố tìm về với đơn vị của mình. Việt hình dung và phán đoán diễn biến của trận đánh qua sự nghe ngóng, nhận xét về các loại tiếng súng khác nhau: Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai... Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lệnh loãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi ! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi !... Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao... Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nở rộ...

Chất Nam Bộ đậm đặc nhất là ở đoạn Việt hồi tưởng cảnh đêm mít tinh ghi tên tòng quân và cảnh hai chị em bàn bạc suốt đêm để thu xếp chuyện gia đình trước lúc lên đường nhập ngũ. Nhờ thông thuộc ngôn ngữ và cách ăn nói mộc mạc của người nông dân Nam Bộ nên các chi tiết, hình ảnh, nhân vật... hiện lên trên trang viết của Nguyễn Thị chân thực, tự nhiên, sống động khiến cho người đọc có cảm giác như mình đang được chứng kiến sự việc diễn ra trước mắt: Trong đêm mít tinh để ghi tên thanh niên tòng quân, trước mặt bà con cả xã, đèn sáng rực, anh cán bộ huyện đội vừa dứt lời, cả hai chị em Việt giành nhau chạy lên.

- Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với. Chị Chiến đứng sau Việt, thở:

- Đề nghị mấy anh xét cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành...

Đôi chân mày rộng của anh cán bộ cứ nhướng lên giữa trán, không hiểu chuyện gì. Bà con cô bác ở dưới bàn tán lao xao. Anh cán bộ hỏi Việt:

- Hai em là chị em ruột ? - Dạ, nhà em ở ấp Một, em mười tám, chị Chiến em mười chín.

Việt dòm chị, mình đứng đâu có thua chị, tuy tóc chị có cao hơn mình một chút thật.

Chị Chiến nói: Đến Tết này nó mới được mười tám anh à! Em nói để em đi trước, nó ở nhà, thủng thẳng để chú Năm em thu xếp rồi hãy đi, mà nó không chịu.

Anh cán bộ nhìn hai bộ mặt bầu bầu cùng một khuôn có hai cái chót mũi hơi hét lên của chị em Việt, rồi cười:

- Ba má có đi đây không em ? - Dạ không. - Ba má em chết rồi. - Chị Chiến nói thêm cho rõ.

Anh cán bộ đã cầm viết rồi lại đặt xuống. Từ dưới sân, chú Năm bước lên. Chủ nheo mắt nhìn chị em Việt, rồi nói với anh cán bộ :

- Tôi xin có một câu với đồng chí huyện đội. Hai đứa cháu tôi có một lòng theo Đảng như vậy, tôi cũng mừng. Vậy xin trên cử ghi tên cho cả hai. Việc lớn ta tính theo việc lớn, còn việc thỏn môn trong nhà tôi thu xếp khắc xong.

Đúng là kiểu nói và giọng điệu “rặt” Nam Bộ của một nông dân yêu nước. Chiến và Việt có những điểm chung nhưng cũng có những nét riêng thể hiện tính cách của mỗi người. Chiến với vai trò là chị nên suy nghĩ chín chắn hơn và ăn nói cũng chững chạc hơn, cố tỏ rõ cái “uy” của người trên. Còn Việt là em, tuy chỉ kém chị một tuổi nhưng tính nết vẫn còn trẻ con, bồng bột và hiếu thắng. Đoạn văn tả cuộc nói chuyện giữa hai chị em chứng tỏ nhà văn nắm rất vững tâm lí của từng nhân vật:

Cũng ngay đêm ấy, về tới nhà, trước khi ngủ, chị Chiến từ trong buồng nói với ra với Việt:

- Chú Năm nói mây với tao đi kì này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì rảng học chủng học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu.

Việt lăn kềnh ra ván, cười khì khì: Chị có bị chặt đầu thì chặt chớ chừng nào tôi mới bị.

- Tạo đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!

Chà, chị Chiến bữa nay nói in như má vậy ! Cũng ở trong buồng mà nói ra, cũng nằm với thằng Út em, ở trên cái giường đó. Việt nói:

- Chị biết vậy sao hồi nãy chị ngăn tôi ? Người ta mười tám rồi mà nói chưa.

- Hồi đó má tính tuổi cho mấy chở bộ tạo tính ha ?

Nhà day cửa ra sông, trong đêm vui náo nức này, đom đóm từ ngoài rặng bần cũng kéo vào đầy nhà. Chúng bay chớp chớp như dò trên nóc rồi sà xuống trước mặt Việt. Sắp tới đây biết bao nhiêu chuyện phải lo, ngay bây giờ cũng bao nhiêu chuyện phải nhớ. Cả chị cả em cùng nhớ đến má. Hình như má cũng đã về đâu đây. Mà biến theo ảnh đom đóm trên nóc nhà hay đang ngồi dựa vào mấy tháng lúa mà cầm nón quạt ? Đêm nay, dễ gì mà vắng mặt, mà cũng phải về dòm ngó coi chị em Việt tính toán việc nhà làm sao chớ ?

Gây xúc động thật sự cho người đọc là cảnh sáng hôm sau, hai chị em làm cơm cúng má rồi khiêng bàn thờ má sang gởi bên nhà chú Năm: Chị Chiến nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chi Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai. Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước mà vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác.

Đúng là bức tranh sinh động về nông thôn và đời sống tinh thần phong phủ của người dân Nam Bộ : yêu gia đình, yêu đất nước, một lòng một dạ với cách mạng. Cái hay của Nguyễn Thi là tác giả thể hiện chủ nghĩa yêu nước và anh hùng cách mạng qua những câu chuyện rất giản dị, rất đời thường. Giản dị, chân chất, trong sáng như tính cách của những con người mà nhà văn gắn bó, yêu mến trong những năm tháng gay go, ác liệt của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai bán nước.

Những đứa con trong gia đình là truyện ngắn thành công về nhiều mặt. Điều hấp dẫn người đọc trước hết là ở cách kể chuyện tự nhiên, mộc mạc của tác giả rất phù hợp với việc thể hiện tính cách đặc trưng của con người Nam Bộ thật thà, chất phác. Thông qua nội dung của truyện, nhà văn đã làm nổi bật sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, tình cách mạng; giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Văn phong đậm đà chất Nam Bộ của tác giả cũng góp phần rất lớn tạo nên sức cuốn hút mạnh mẽ của tác phẩm. Nguyễn Thị xứng đáng với lời khen tặng là nhà văn của nông dân Nam Bộ.