I. DÀN Ý

1. Mở bài:

- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài từ năm 1945 đến năm 1975 đã tác động toàn diện, sâu sắc tới đời sống của dân tộc Việt Nam, trong đó có lĩnh vực văn học nghệ thuật. Đặc điểm của văn học thời kì chống Mĩ cứu nước là khuynh hướng sử thi thường gắn với cảm hứng lãng mạn.

- Khuynh hướng sử thi thể hiện ở cách nhìn nhận và giải quyết của tác giả trước những vấn đề có tính lịch sử và tính dân tộc.

- Cảm hứng lãng mạn thể hiện trong việc khẳng định lí tưởng và vẻ đẹp của con người mới ; ca ngợi chủ nghĩa yêu nước, anh hùng cách mạng và khẳng định niềm tin chắc chắn vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

- Truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng trên.

2. Thân bài:

- Chất sử thi của truyện thể hiện ở đề tài, chủ đề, hình tượng rừng xà nu, hệ thống nhân vật... Cảm xúc của tác giả bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp qua nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và nghệ thuật kể chuyện.

- Đề tài của truyện nói về cuộc sống gian khổ, đau thương dưới chế độ Mĩ - Diệm và quá trình vùng lên tự giải phóng của dân làng Xô Man ở Tây Nguyên.

- Chủ đề tác phẩm: Ca ngợi ý chí bất khuất, tinh thần chiến đấu kiên cường chống xâm lăng của con người Tây Nguyên nói riêng và của cả dân tộc nói chung.

- Cây xà nu, rừng xà nu là hình tượng nghệ thuật chủ đạo của tác phẩm. Tác giả đã thể hiện tình yêu sâu sắc, say mê của mình đối với cây xà nu, rừng xà nu, loại cây tượng trưng cho con người Tây Nguyên bất khuất, kiên cường. Tình yêu chân thành ấy đã đem đến cho bức tranh về rừng xà nu một linh hồn sống động.

- Rừng xà nu vừa là hiện thân của vẻ đẹp thiên nhiên Tây Nguyên, vừa là biểu tượng của sức sống bất diệt trước đau thương, chết chóc.

- Tác giả miêu tả rừng xà nu bằng cảm hứng trữ tình nồng nhiệt. Vì thế mà tác phẩm là bài ca ca ngợi sức sống bất diệt của vùng đất Tây Nguyên.

- Hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu không chỉ xuất hiện ở đoạn mở đầu mà hiện diện trong suốt tác phẩm và đóng vai trò kết thúc câu chuyện bị trảng về dân làng Xô Man bất khuất.

- Trong truyện có sự đối lập gay gắt giữa hai tuyến nhân vật: dân làng Xô Man yêu nước theo cách mạng với kẻ thù xâm lược và bè lũ tay sai. Các thế hệ dân làng tiếp nối nhau vùng lên đánh giặc, giải phóng quê hương.

- Cụ Mết là người đại diện và lưu giữ truyền thống của làng để truyền lại cho các thế hệ tiếp nối. Nhân vật này mang dáng dấp của những nhân vật anh hùng trong sử thi hoặc trường ca Tây Nguyên.

- Tnú và Mai là thế hệ được giác ngộ cách mạng trong những năm tháng cực kì đau thương, đen tối của dân làng Xô Man và của nhân dân miền Nam dưới ách thống trị tàn bạo của bọn Mĩ - nguy. Thế hệ ấy đã được rèn luyện qua nhiều đau thương, căm hận và thử thách, hi sinh.

- Dít, bé Heng là hình ảnh của thế hệ trẻ trưởng thành nhanh chóng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, đang kế tục cha anh cầm vũ khí chiến đấu tới thắng lợi cuối cùng.

- Giọng kể của tác giả và lời kể của cụ Mết đều mang đậm tính sử thi và trữ tình cách mạng, thích hợp với nội dung câu chuyện, với không gian và con người Tây Nguyên.

- Câu chuyện cụ Mết kể cho dân làng nghe bên bếp lửa nhà ưng trong đêm Thú về thăm làng cuồn cuộn tuôn chảy như một dòng sông. Qua lời kể của cụ Mết, trong hồi ức của Thủ hiện lên rõ ràng từng chi tiết, từng hình ảnh. Giọng kể sang sảng, trang trọng của cụ Mết như truyền lại cho con cháu ngọn lửa yêu nước và những trang sử vẻ vang của làng Xô Man.

3. Kết bài:

- Trong truyện ngắn Rừng xà nu, khuynh hướng sử thi kết hợp chặt chẽ với cảm hứng lãng mạn, tạo nên chất trữ tình cách mạng vừa sôi nổi vừa sâu lắng. Cảm xúc chủ đạo của tác giả là cảm xúc trang trọng, say mê, ca ngợi.

- Vùng đất và con người Tây Nguyên mà nhà văn Nguyễn Trung Thành gắn bó đến mức máu thịt đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận, thành đề tài để nhà văn thể hiện tài năng, bản lĩnh và phong cách nghệ thuật của mình. Hình ảnh thiên nhiên và con người Tây Nguyên hùng vĩ, bất khuất gợi cho người đọc liên tưởng và suy ngẫm đến đất nước và dân tộc Việt Nam từ trong đau thương, máu lửa đã vùng dậy tự giải phóng, đánh tan quân cướp nước và bản nước.

- Đọc truyện ngắn Rừng xà nu, người đọc chiêm nghiệm và hiểu rõ hơn nguyên nhân dân tộc ta đánh thắng giặc Mĩ, để từ đó càng thêm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước trong thời đại mới.

II. BÀI LÀM

Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài suốt ba mươi năm (1945 - 1975) đã tác động mạnh mẽ tới đời sống của dân tộc ta, trong đó có văn học, nghệ thuật. Đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn này là khuynh hướng sử thi gắn liền với cảm hứng lãng mạn cách mạng.

Khuynh hướng sử thi thể hiện ở cách nhìn nhận, đánh giá của tác giả trước những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất dân tộc. Nhân vật chính trong các tác phẩm thường là những con người có lí tưởng cao đẹp, ý chí kiên cường, đại diện cho tinh hoa và khí phách của dân tộc. Phẩm chất quý báu của họ được thể hiện ở ý thức về bổn phận, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống đúng đắn và tình cảm lớn mang tính chất thời đại.

Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng nồng nhiệt của “cái tôi” trữ tình hướng tới lí tưởng cách mạng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học thời chống Mĩ chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định lí tưởng và vẻ đẹp của con người chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; trong thái độ ca ngợi chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng ; trong sự khẳng định niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Cảm hứng lãng mạn đã tiếp thêm sức mạnh thần kì để con người Việt Nam vượt lên mọi thử thách trong máu lửa của chiến tranh để hưởng tới ngày mai chiến thắng. Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng trữ tình, lãng mạn vừa đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực trong quá trình phát triển của cách mạng, vừa phản ánh tinh thần lạc quan trong chiến đấu.

Truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành sáng tác trong giai đoạn chống Mĩ tiêu biểu cho khuynh hướng trên. Chất sử thi thể hiện ở nhiều mặt: Đề tài, chủ đề, hình tượng nghệ thuật, hệ thống nhân vật... Cảm xúc của tác giả thể hiện qua cách kể chuyện vô cùng hấp dẫn và qua tính cách của các nhân vật. Chất lãng mạn thể hiện ở việc khẳng định, đề cao vẻ đẹp và sức mạnh của con người, của thiên nhiên, được đặt trong thế đối lập gay gắt với kẻ thù tàn bạo và man rợ. Đề tài của truyện nói về số phận và con đường giải phóng của dân làng Xô Man ở Tây Nguyên, tiêu biểu cho số phận và con đường đấu tranh giải phòng của nhân dân miền Nam và của cả dân tộc.

Chủ đề tác phẩm thể hiện ý chí bất khuất, tinh thần chiến đấu của con người Tây Nguyên và con đường tất yếu mà đất nước ta, dân tộc ta đã đi và phải đi, trong hoàn cảnh quân giặc đã dùng bạo lực hùng huỷ hoại, tiêu diệt sự sống của chúng ta. Nổi bật trong truyện ngắn này là hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu. Hình ảnh rừng xà nu vừa hiện thực vừa mang đậm ý nghĩa biểu tượng, góp phần tạo nên tính chất sử thi và lãng mạn của tác phẩm. Đoạn văn mở đầu đem đến cho người đọc cảm giác sung sướng, ngất ngây như được chiêm ngưỡng tận mắt vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ. Tác giả đã thể hiện tình yêu sâu sắc, say mê của mình đối với cây xà nu, rừng xà nu, loại cây tượng trưng cho con người Tây Nguyên bất khuất, kiên cường. Tình yêu chân thành ấy đã thổi vào bức tranh phong cảnh một linh hồn sống động. Công phu của tác giả trong đoạn văn miêu tả rừng xà nu đã đem lại hiệu quả nghệ thuật đặc biệt. Rừng xà nu nổi bật lên thành hình khối, có màu sắc, hương vị và ánh sáng rất riêng, tạo nên những liên tưởng bất ngờ, thú vị. Đây là một phần sự sống Tây Nguyên, đồng thời cũng tượng trưng cho các thế hệ đồng bào Tây Nguyên kiên cường, bất khuất đã bao đời tồn tại, sinh sôi trên mảnh đất này.

Rừng xà nu không chỉ là hiện thân cho vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là biểu tượng của sự sống bất diệt trước đau thương, chết chóc. Nguyễn Trung Thành đã dựng lên tình huống đặc biệt: sự sống trong tư thế đối mặt với cái chết, với sự diệt vong. Những đau thương mà ba lửa cây xà nu phải gánh chịu tương ứng với những đau thương mà ba thế hệ dân làng Xô Man đã trải qua. Hình ảnh rừng xà nu là biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường, bất khuất của đồng bào Tây Nguyên. Nhựa xà nu được truyền lại nguyên vẹn từ những cây cổ thụ đến những cây non mới mọc, giống như dòng máu Tây Nguyên cũng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Từ đó, Nguyễn Trung Thành khẳng định chân lí: Sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên là bất diệt. Khi dân làng Xô Man nhất tề đứng lên giết giặc thì cũng là lúc những cánh rừng xà nu ào ào vang động và lửa cháy khắp rừng. Giữa con người và thiên nhiên Tây Nguyên có một sự tương đồng kì diệu.

Khi miêu tả rừng xà nu, cảm xúc của nhà văn Nguyễn Trung Thành là tha thiết hướng về sự sống, ngợi ca vẻ đẹp bất diệt của sự sống. Điều đó làm nên vẻ đẹp khó quên của hình tượng nghệ thuật và giá trị nhân văn sâu sắc của truyện ngắn Rừng xà nu. Hình ảnh cây xà nu được nhắc đến ở đầu và cuối tác phẩm khiến cho người đọc có cảm tưởng rằng truyện ngắn Rừng xà nu như một chương trong bản anh hùng ca bất tận về vùng đất Tây Nguyên bất khuất, kiên cường.

Giữa hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện: dân làng Xô Man yêu nước theo cách mạng và kẻ thù cướp nước cùng bè lũ tay sai có sự đối lập gay gắt, một mất một còn. Điều đáng chú ý là tác giả đã xây dựng thành công các hình tượng nhân vật đại diện cho những thế hệ dân làng Xô Man tiếp nối nhau vùng lên chiến đấu giải phóng quê hương. Cụ Mết già làng là người lưu giữ truyền thống của làng từ xưa để lại và có trách nhiệm lưu truyền cho các thế hệ tiếp nối. Nhân vật này mang dáng dấp của những nhân vật anh hùng trong các thiên trường ca, sử thi Tây Nguyên. Cụ Mết không chỉ là người lãnh đạo cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man mà còn là người thường xuyên kể lại cuộc nổi dậy ấy cho con cháu nghe để tự hào về truyền thống bất khuất và con đường giải phóng của dân làng. Mỗi dân làng là một chiến sĩ. Cụ Mết - linh hồn của làng Xô Man - có bề ngoài oai phong lẫm liệt. Tác giả miêu tả nhân vật này với một tình cảm mến yêu, kính phục đặc biệt: Ông cụ vẫn quắc thước như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược. Ông ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn. Đã sáu mươi tuổi mà tiếng nói vẫn ồ ồ, dội vàng trong lồng ngực... Lúc cụ Mết nói, mọi người đều yên lặng lắng nghe. Cụ Mết là một thủ lĩnh quân sự tài ba, quyết đoán. Để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu, cụ Mết đã lãnh đạo dân làng Xô Man đêm đêm thức mài vũ khí, ban ngày đi phát rây, trồng củ pom chu và săn xanh mượt cả núi rừng Trong những giờ phút nghiêm trọng nhất giữa sự sống và cái chết, cụ Mết đã chỉ huy đội du kích từ trong rừng bất ngờ xông vào nhà ưng tiêu diệt lũ ác ôn. Tiếng hộ của cụ Mết vang lên: Chém ! Chém hết ! Những cây rựa sáng loáng vung lên. Dưới lưỡi mác của cụ Mết, thằng Dục chỉ huy nằm gục trên vũng máu. Mười tên giặc bị giết chết, xác ngổn ngang quanh đống lửa xà nu giữa nhà ưng. Trong đêm ấy, tiếng chiêng nổi lên dồn dập, thôi thúc, cả rừng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng... Cụ Mết trong tự thế lẫm liệt của người chiến thắng đã sang sảng kêu gọi dân làng vùng lên cầm vũ khí giết giặc. Tiếng của cụ Mết vang vọng khắp núi rừng: Thế là bắt đầu rồi ! Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông. Đốt lửa lên!

Cụ Mết được tác giả miêu tả như một người anh hùng của buôn làng. Cụ đã thắp sáng ngọn lửa chiến đấu và chiến thắng vì chân lí lịch sử: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo ! Cụ đã nhắc nhở dân làng Xô Man phải giữ lấy truyền thống thương núi, thương nước và truyền lại cho con cháu sau này. Cụ Mết là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc, chứng minh cho tài năng của tác giả trong việc khắc hoạ, xây dựng tính cách nhân vật đậm chất anh hùng của sử thi huyền thoại.

Hình tượng nhân vật để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc là Tnú. Tnú là một chàng trai dũng cảm phi thường, là niềm tự hào của dân làng Xô Man. Cụ Mết đã nói về anh với tất cả tình yêu thương, tự hào: ... Đấy, nó đấy, nó đi giải phóng quân đánh giặc, nay nó về thăm làng một đêm... Nó đấy. Nó là người Stra mình. Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta. Cuộc đời Tnú đầy máu và nước mắt như cuộc đời của dân làng Xô Man dưới ách thống trị tàn bạo của Mĩ - Diệm, Con đường chiến đấu của Tnú là con đường quật khởi của quê hương anh. Hai lần Tnú đi bộ ba ngày đêm lên núi Ngọc Linh để lấy một xà lét đá trắng về làm phấn, lấy một gùi đả mài đem về cho dân làng Xô Man mài vũ khí. Hành động ấy nói lên khao khát ánh sáng cách mạng và tự do của anh. Phẩm chất anh hùng của Tnú được rèn luyện trong máu lửa chiến tranh. Thuở nhỏ, Tnú vào rừng tiếp tế và bảo vệ anh Quyết, một cán bộ cách mạng hoạt động bí mật. Tnú được anh dạy chữ. Tuy còn nhỏ nhưng Tnú đã tin rằng: Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn. Đi giao liên, lúc thì Tnú xé rừng mà đi, vượt qua vòng vây của giặc, lúc thì cưỡi lên thác, băng băng như một con cá kình... Bị giặc bắt, Tnú nhanh trí nuốt ngay thư bí mật. Bị giặc tra tấn dã man, bắt khai ra ai là cộng sản, cộng sản ở đâu ? Tnú đã đặt tay lên bụng mình và nói: Ở đây này! Lưng đầy vết chém của quân thù nhưng Tnú vẫn bất khuất, hiên ngang, giữ vững lòng trung thành với cách mạng.

Khi dân làng Xô Man âm thầm mài vũ khí chuẩn bị quật khởi đứng lên chống Mĩ - Diệm thì Tnú trở thành chỉ huy đội du kích. Bọn giặc ở đồn Đắc Hà sợ hãi, gọi anh là con cọp... Tnú căm thù sôi sục quân giặc dã man. Mắt anh trở thành hai cục lửa lớn khi chứng kiến lũ ác ôn giảng trận mưa cây sắt xuống vợ con anh. Anh coi bọn thằng Dục là đồ ăn thịt người. Tnú đã nhảy xổ vào lũ giặc để cứu vợ con, hai cánh tay rộng lớn như hai cảnh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ Con Mai. Cảnh tượng Tnú bị giặc bắt và tra tấn, đốt cháy mười đầu ngón tay bằng giẻ tẩm nhựa xà nu đã gây xúc động mạnh mẽ tâm hồn người đọc bởi tính chất bị tráng của nó: Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. | Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Thú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng. Trời ơi ! Cha mẹ ơi ! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa bốc cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Rằng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên... Người cộng sản không thèm kêu van... Khí phách của Thủ là khí phi c ch của người anh hùng trong các cử thi Tây Nguyên. Ở đoạn văn sau, tác giả kể tình tiết Thủ xông xuống hầm ngầm giác, không dùng súng, không dùng dao mà chỉ giết thằng chỉ huy ác ôn bằng mười ngón tay, ngón nào cũng bị cháy mất một đốt đã nói lên ý chí căm thù giặc không bao giờ nguôi trong lòng anh. Lòng căm thù đã tiếp thêm sức mạnh cho Tnú chiến đấu và chiến thắng. Nguyễn Trung Thành có chủ ý khắc hoạ đôi bàn tay Tnú để tô đậm phẩm chất anh hùng của đứa con yêu quý của dân làng Xô Man. Ngọn lửa xà nu cháy rừng rực trên mười ngón tay Tnú đã làm sáng bừng lên dũng khí và tinh thần bất khuất của anh. Dưới ngòi bút vừa hiện thực vừa trữ tình của Nguyễn Trung Thành, nhân vật Tnú mang vẻ đẹp huyền thoại.

Mai và Dít là hình ảnh người phụ nữ mới của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thời đánh Mĩ. Thuở bé, Mai đã vào rừng tiếp tế và bảo vệ cán bộ, Mai học chữ rất giỏi, ba tháng đọc được chữ, sáu tháng làm được toán hai con số. Khi đã trở thành người vợ, người mẹ, Mai đã dũng cảm lấy thân mình để bảo vệ đứa con thơ trước trận mưa cây sắt của thằng giặc khát máu là em gái của Mai. Lớn lên, Dít càng giống Mai. Dít bị giặc bắt khi vào rừng tiếp tế cho du kích. Lũ giặc đã biến Dít thành tấm bia sống. Chúng bắn sượt qua tai, bắn sẽ mái tóc Dít. Váy áo Dít bị xé rách từng mảng, Dết vẫn đứng yên, đôi mắt mở to. Từ viên đạn thứ mười trở đi, Dứt chùi nước mắt, im bặt, nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng. Chỉ ba năm sau, Dít đã trở thành bí thư chi bộ đeo một khẩu súng trường mát ngang lưng, ra vẻ một người lính thực sự. Dẫn đường cho Tnú về đến làng, Heng tháo cây súng chống xuống đất và vui vẻ gọi to: Người già ơi, có khách đấy ! Nhân vật cậu bé Heng chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc nhưng đầy ấn tượng. Đó là cái tài của Nguyễn Trung Thành trong miêu tả nhân vật. Bé Heng đã trưởng thành cùng cuộc chiến đấu vũ trang của dân làng Xô Man. Tuy còn nhỏ nhưng trong em đã hình thành phẩm chất của người anh hùng. Heng giống như cây xà nu mới mọc, vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... bởi bom đạn giặc.

Các nhân vật chính như Tnú, cụ Mết... là kết tinh cao độ những phẩm chất tiêu biểu của dân làng Xô Man: gắn bó với quê hương, trung thành với cách mạng, căm thù giặc sâu sắc, dũng cảm, kiên cường, bất khuất. Số phận các nhân vật này liên quan chặt chẽ với số phận của cả cộng đồng. Câu chuyện cụ Mết kế bên bếp lửa nhà ưng trong đêm Tnú về thăm làng giống như một dòng sông hồi tưởng cuồn cuộn chảy trôi, khiến cho Tnú thấy hiển hiện rõ ràng trong trí nhớ những sự kiện đau thương mà oanh liệt của quá khứ chưa xa. Rõ ràng là lịch sử của làng Xô Man về mặt nào đó rất giống với cánh rừng xà nu đầu làng. Đó là một chuỗi dài đau thương: Những người bị giặc giết vì nuôi giấu cán bộ như anh Xút bị treo cổ trên cây vả đầu làng, bà Nhàn bị chặt đầu cột tóc treo đầu sủng. Tấm lưng Tnú khi còn là một cậu bé giao liên ngang dọc vết dao chém, máu chảy ra rồi đặc quyện lại, tím như nhựa xà nu. Anh cán bộ Quyết hi sinh. Rồi Mai gục xuống và đứa con của hạnh phúc, tình yêu cũng chết dưới đòn đánh tàn bạo của kẻ thù. Còn Tnú, lửa xà nu đốt cháy mười ngón tay anh, lửa xà nu như thiêu đốt trong lồng ngực, như chảy cả ruột gan anh... Bên bếp lửa nhà ưng, cụ Mết kể cho chiêm ngưỡng đối với những con người và sự kiện được kể lại.

Khuynh hướng sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu có sự kết hợp chặt chẽ với cảm hứng lãng mạn, tạo nên chất trữ tình cách mạng. Giọng điệu chung của tác giả là trang trọng, say mê ca ngợi hoà quyện với suy tư sâu lắng. Vùng đất và con người Tây Nguyên mà nhà văn gắn bó máu thịt đã trở thành nguồn đề tài vô tận để nhà văn viết nên những tác phẩm thể hiện rõ tài năng và phong cách nghệ thuật của mình,

Truyện ngắn Rừng xà nu đã được Nguyễn Trung Thành viết ra trong thời kì chiến tranh chống Mĩ với cảm hứng sử thi gắn với cảm hứng lãng mạn. Câu chuyện hướng vào những vấn đề trọng đại của đời sống dân tộc, của đất nước với cái nhìn lịch sử và quan điểm cộng đồng. Hình ảnh hùng vĩ và sức sống bất diệt của rừng núi Tây Nguyên gợi cho người đọc nghĩ đến Tổ quốc và dân tộc. Với giọng văn linh hoạt khi âm vang, khi sâu lắng, tha thiết, trang nghiêm và những hình tượng nghệ thuật nổi bật, truyện ngắn Rừng xà nu đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn nguyên nhân dân tộc Việt Nam đánh thắng giặc Mĩ, để từ đó càng thêm tin tưởng vào tương lai tươi sáng trong thời đại mới xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp.