§4. AXIT CACBOXYLIC $R(COOH)_{x}$

I. Axit no đơn chức: $C_{n}H_{2n+1}COOH$ (n $\geq$ 0)

Hay: $C_{m}H_{2m}O_{2}$ (m $\geq$ 1)

1. Lí tính:

* Axit sôi ở nhiệt độ cao hơn rượu cùng số C, vì giữa 2 phân tử axit tạo được hai liên kết hiđro.

* Axit tan tốt trong nước vì tạo liên kết hiđro với $H_{2}O$.

* Các hằng số vật lí của một số axit no đơn chức theo bảng sau:

2. Hóa tính:

Nguyên tử H trong nhóm - COOH linh động hơn trong rượu và phenol, thể hiện tính axit

Tính axit càng giảm khi R càng lớn.

a) Tính axit (do - COOH gây nên)

* Sự điện li:

* Tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối, kim loại (trước H)

* Tác dụng với rượu – Phản ứng este hóa.

b) Phản ứng thế H ở $C^{\alpha }$ (Do gốc R no)

3. Điều chế:

a. Oxi hóa anđehit:

b. Lên men giấm:

c. Từ axetilen:

d. Chưng gỗ → axit axetic.

II. Một số axit chưa no thường gặp.

1. Axit acrylic: $CH_{2}=CH-COOH$

Chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước và trong một số dung môi hữu cơ.

2. Axit metacrylic:

Chất lỏng không màu, tan được trong nước.

3. Axit oleic:

Là chất lỏng như dầu

* Ngoài tính chất axit (do nhóm chức - COOH gây ra) các axit chưa no, cho tính chất chưa no (do gốc ankenyl – R gây nên), phản ứng cộng, trùng hợp oxi hóa.

III. Một số axit hai lần hai axit (Điaxit) thường gặp.

1. Axit oxalic: HOOC - COOH

* Là tinh thể, tan nhiều trong nước.

* Khi đun nóng phân tích:

* Dễ bị oxi hóa:

Do đó, nó được dùng để khử và định phân $KMnO_{4}$.

2. Axit ađipic: HOOC - $(CH_{2})_{4}$ - COOH

Dùng để sản xuất nhựa tổng hợp (amid) và sợi tổng hợp (nilon).

IV. Axit thơm.

* Axit thơm đặc trưng nhất là axit benzoic.

- Là tinh thể hình kim không màu, ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng.

- Dùng để sát trùng trong y học, để bảo quản thực phẩm, tổng hợp phẩm nhuộm.

- Điều chế:

* Do ảnh hưởng của nhân benzen làm H của nhóm chức - COOH linh động hơn nên có tính axit mạnh hơn so với axit no mạch hở.

* Nhóm chức - COOH là nhóm hút e làm tăng tính bền của nhân benzen, phản ứng thế trên nhân benzen xảy ra khó hơn so với benzen và ở các vị trí meta.

V. Axit có nhóm chức pha tạp (tạp chức).

1. Axit glycolic: $CH_{2}OH-COOH$

Là chất tinh thể không màu, có nhiều trong hoa, quả chín.

2. Axit lactic: $CH_{3}$ - CHOH - COOH.

Là chất tinh thể không màu, có nhiều trong sữa chua. Được dùng trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm.

3. Axit tactric: HOOC - CHOH - CHOH - COOH.

Là chất kết tinh, tan nhiều trong nước. Có nhiều trong các loại quả, đặc biệt là nho.