§7. AMIN.
I. Định nghĩa - phân loại:
Là hợp chất hữu cơ có chứa ba nguyên tố C, H, N. Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử H trong phân tử $NH_{3}$ bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon, ta có amin bậc 1, bậc 2 hoặc bậc 3.
Amin bậc 1: R - $NH_{2}$
Amin bậc 2: R - NH - R'
Amin bậc 3:
II. Hóa tính:
1. Tính bazơ của amin:
Do trong cấu tạo của amin (R - $NH_{2}$) trên N còn đôi điện tử tự do nên có khuynh hướng thu nhận ion $H^{+}$ bởi mối liên kết phối trí. Amin có tính bazơ.
* Trong $H_{2}O$: Amin mạch hở tan trong nước làm đổi màu quì tím thành xanh.
* Trong axit HCl:
$RNH_{2}+HCl\rightarrow RNH_{3}Cl$ (clorua ankyl amoni)
Hay: $RNH_{2}HCl$ (clohiđrat amin)
2. Amin thơm:
Là amin có nhân benzen, tiêu biểu là anilin ($C_{6}H_{5}-NH_{2}$).
Công thức cấu tạo của anilin:
* Amin rất ít tan trong nước và không đổi màu quì tím.
* Trong axit HCl.
Hay: $C_{6}H_{5}NH_{2}.HCl$ (clohiđrat anilin)
* Tác dụng với dung dịch brom tạo kết tủa màu trắng do phản ứng thế trên nhân benzen.
3. So sánh tính bazơ của $NH_{3}$, amin mạch hở R - $NH_{2}$ và anilin.
* Trong R - $NH_{2}$: Gốc R đẩy điện tử về phía N, mật độ điện tử tự do trên N tăng lên, khả năng thu nhận ion $H^{+}$ tăng lên nên R - $NH_{2}$ là bazơ mạnh hơn $NH_{3}$. Gốc R càng lớn (càng nhiều C) tính bazơ càng mạnh.
* Trong anilin: Nhân benzen hút điện tử làm cho đôi điện tử tự do của N bị phân cực về phía benzen, mật độ điện tử tự do giảm xuống, khả năng thu nhận $H^{+}$ giảm nên anilin là bazơ yếu hơn $NH_{3}$.
III. Điều chế:
Khử hợp chất nitro bằng hiđro mới sinh.
Ví dụ: