III. HỢP CHẤT HỮU CƠ CÓ NHÓM CHỨC

§1. RƯỢU $R(OH)_{n}$ n $\geq$ 1

I. Dãy đồng đẳng của rượu no đơn chức (Ankanol)

* Công thức: $C_{n}H_{2n+1}OH$ n $\geq$ 1

* Ankanol có từ 3 C trở lên đều có 2 loại đồng phân: đồng phân về mạch C và đồng phân về vị trí nhóm chức -OH.

Ví dụ:

* Bậc rượu: Nhóm - OH có thể đính vào C bậc 1, bậc 2 và bậc 3 cho rượu bậc 1, bậc 2, bậc 3.

* Rượu không bền khi nhiều nhóm OH cùng đính vào một nguyên tử C hoặc khi nhóm OH đính vào C có nối đôi.

II. Lí tính:

* Rượu sôi ở nhiệt độ cao và tan nhiều trong nước, nhờ khả năng tạo liên kết hiđro giữa các phân tử rượu với nhau và với các phân tử nước.

* Khi M rượu càng lớn, độ tan giảm, do tính kị nước của R tăng.

III. Hóa tính:

1. Tác dụng với kim loại kiềm:

2. Tác dụng với axit:

3. Phản ứng tách nước (Đề hiđrát hóa)

* Tổng quát:

* Quy tắc Zaixép: Nhóm - OH bị tách cùng H ở nguyên tử C có bậc cao hơn.

* Tách một phân tử $H_{2}O$ từ hai phân tử rượu (ete hóa).

4. Phản ứng oxi hóa:

a) Oxi hóa vô hạn (đốt cháy).

b) Oxi hóa hữu hạn.

IV. Điều chế:

* Thủy phân este và dẫn xuất halogen trong môi trường kiềm.

* Hiđrat hóa anken.

* Khử anđêhit và xeton bằng H mới sinh.

* Lên men rượu:

*

V. Giới thiệu một số rượu thường gặp.

1. Rượu metylic $CH_{3}-OH$: Là chất lỏng, tan vô hạn, rất độc, gây mù mắt, dùng làm dung môi tổng hợp các chất hữu cơ khác.

2. Rượu etylic $C_{2}H_{5}OH$: Là chất lỏng, $t_{s}^{0}$ = 78°C nhẹ hơn nước, tan tốt. Dùng làm dung môi điều chế nhiều chất hữu cơ khác, dùng trong thực phẩm.

3. Rượu anlylic $CH_{2}=CH-CH_{2}OH$: Là chất lỏng không màu. Vừa có tính chất của rượu vừa có tính chất của hiđrocacbon không no.

4. Etylen glycol $CH_{2}OH-CH_{2}OH$: Là chất lỏng có dạng sirô, không màu, không mùi, vị ngọt, độc.

* Ngoài tính chất chung của rượu, etylen glycol cho phản ứng đặc trưng nhất là hòa tan $Cu(OH)_{2}$ thành dung dịch màu xanh lam.

* Điều chế từ $C_{2}H_{4}$:

5. Glixerin: $CH_{2}OH-CHOH-CH_{2}OH$

* Là chất lỏng dạng sirô, tan nhiều trong nước, có vị ngọt, sát trùng

* Ngoài các tính chất chung của rượu, glixerin cho phản ứng với $Cu(OH)_{2}$ tạo thành dung dịch màu xanh lam (phản ứng nhận biết)

* Điều chế:

* Xà phòng hóa chất béo.

* Từ propen.

* Lên men glucozơ khi có mặt $NaHSO_{3}$: