PHẦN I. CÁC ĐỊNH LUẬT VÀ CÔNG THỨC DÙNG GIẢI TOÁN HÓA HỌC

1. Định luật bảo toàn khối lượng:

Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất thu được sau phản ứng.

Xét phản ứng A + B → C + D

Ta có : $m_{A}$ + $m_{B}$ = $m_{C}$ + $m_{D}$ + (A, B còn dư)

2. Định luật thành phần không đổi:

Một hợp chất hóa học dù điều chế theo cách nào cũng luôn luôn có một thành phần định tính và định lượng xác định.

3. Định luật Avogađro:

Các thể tích bằng nhau của bất kỳ chất khí nào đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất đều chứa cùng một số phân tử.

$A_{A}$ = $V_{B}$ ⇔ $n_{A}n_{B}$

A, B là 2 khí , đo cùng điều kiện.

4. Các công thức tính số mol (n):

$\large n_{A}=\frac{m_{A}}{M_{A}}$

$m_{A}$: Khối lượng bất kì của chất A.

$M_{A}$: Khối lượng mol chất A.

N = 6,023.$10^{23}$ (Số Avogađro)

$V_{A}$: Thể tích khi A, đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

$n_{khi A}$ = $\large \frac{P.V}{R.T}$

P: Áp suất khí ở $t^{0}C$ (atm)

V: Thể tích khí ở $t^{0}C$ (lít)

T: Nhiệt độ tuyệt đối °K, T = $t^{0}C$ + 273

R: 0,082 (Hằng số khí lý tưởng)

* Vận dụng phương trình Menđeleep Claperon.

PV = nRT cho trường hợp có hai hệ thống khí A, B khác nhau:

- Nếu cùng V, T thì P tỉ lệ với n.

- Nếu cùng P, T thì V tỉ lệ với n.

- Nếu cùng V thì:

* Áp suất khí chứa trong ống nghiệm úp trên chậu nước ($P_{A}$)

- Nếu mực nước trong ống cao hơn ngoài chậu h(mm).

- Nếu mực nước trong và ngoài ống nghiệm ngang nhau:

5. Khối lượng mol trung bình của một hỗn hợp ($\bar{M}$)

$\large \bar{M}=\frac{m_{hh}}{n_{hh}}=\frac{M_{1}.n_{1}+M_{2}.n_{2}+...}{n_{1}+n_{2}}=\frac{M_{1}.V_{1}+M_{2}.V_{2}+...}{V_{1}+V_{2}+...}$

$m_{hh}$: Khối lượng hỗn hợp.

$n_{hh}$: Số mol hỗn hợp.

$M_{1}$, $n_{1}$: Khối lượng mol, số mol của khí thứ 1.

$M_{2}$, $V_{2}$: Khối lượng mol, thể tích của khí thứ 2.

6. Tỉ khối hơi của chất A đối với chất B (Đo cùng điều kiện V, T, P):

$d_{A/B}$ = $\large \frac{M_{A}}{M_{B}}$ = $\large \frac{m_{A}}{m_{B}}$ = $\large \frac{\bar{M}_{hhA}}{\bar{M}_{hhB}}$

7. Khối lượng riêng:

D = m / v

8. Các công thức giải toán:

* Nồng độ phần trăm:

C% = $\large \frac{m_{ct}}{m_{dd}}$.100%

$m_{ct}$: Khối lượng chất tan.

$m_{dd}$: Khối lượng dung dịch.

$m_{dd}$ = $m_{ct}$ + m dung môi

* Nồng độ mol/lít:

$C_{M}$ = $\large \frac{n_{A}(mol)}{V_{dd}(lit)}$ = $\large \frac{m_{A}/M_{A}}{V_{dd}}$

* Quan hệ giữa C% và $C_{M}$:

* Nồng độ % thể tích (Độ rượu):

= $\large \frac{V_{ct}}{V_{dd}}$.100%

$V_{ct}$, $V_{dd}$: Thể tích chất tan, thể tích dung dịch.

* Độ tan T của một chất là số gam chất đó khi tan trong 100g dung môi nước tạo ra được dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

* Độ điện li $\alpha$ (alpha): $\alpha$ = $\large \frac{n}{n_{0}}$

n: Số phân tử phân li (hay nồng độ mol chất điện li bị phân li).

$n_{0}$: Số phân tử hòa tan (hay nồng độ mol chất điện li ban đầu).

* pH của dung dịch:

pH = - lg[$H^{+}$]

9. Hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch:

aA + bB cC + dD

$\large K_{cb}=\frac{[C]^{c}.[D]^{d}}{[A]^{a}.[B]^{b}}$

10. Tính khối lượng chất giải phóng ở điện cực, khi điện phân:

$\large m=\frac{1}{96500}.\frac{A}{n}.I.t$

hoặc $\large m=\frac{A}{n}.\frac{It}{F}$

m: Khối lượng chất thoát ra ở điện cực (gam).

A: Khối lượng mol chất đó.

n: Hóa trị hay số mol electron trao đổi.

I: Cường độ dòng điện (ampe).

t: Thời gian điện phân (giây).

F: 96500 (số Farađay).