§4. CÁC DẠNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC TRONG HÓA HỮU CƠ

1. Phản ứng thế.

Là phản ứng trong đó nguyên tử H bị thay thế bởi nguyên tử hay nhóm nguyên tử khác.

Ví dụ:

2. Phản ứng cộng hợp.

Là phản ứng trong đó nguyên tử hay nhóm nguyên tử cộng hợp vào liên kết đôi hoặc liên kết ba.

3. Phản ứng đề hiđrát hóa (tách $H_{2}O$):

4. Phản ứng đề hiđro hóa (tách $H_{2}$):

5. Phản ứng oxi hóa:

a. Oxi hóa hoàn toàn (đốt cháy) tạo thành $CO_{2}$, $H_{2}O$ và một vài sản phẩm khác.

b. Oxi hóa không hoàn toàn tạo thành các chất hữu cơ khác.

6. Phản ứng khử hợp chất hữu cơ:

7. Phản ứng thủy phân:

Khi có mặt chất kiềm, phản ứng thủy phân xảy ra hoàn toàn (gọi là phản ứng xà phòng hóa).

8. Phản ứng este hóa (tạo este):

9. Phản ứng trùng hợp:

Là phản ứng kết hợp nhiều phân tử nhỏ đơn giản giống nhau (monome) thành phân tử lớn (polime).

Ví dụ: $nCH_{2}=CH_{2}\rightarrow (-CH_{2}-CH_{2}-)_{n}$

* Trùng hợp nhiều loại monome khác nhau gọi là phản ứng đồng trùng hợp:

* Điều kiện để các monome tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử phải có liên kết đôi hoặc có vòng không bền.

10. Phản ứng trùng ngưng:

Là phản ứng tạo thành phân tử polime từ các monome đồng thời tạo ra nhiều phân tử nhỏ đơn giản như $H_{2}O$, $NH_{3}$, HCl...

Ví dụ:

* Trùng ngưng 2 loại monome khác nhau gọi là phản ứng đồng trùng ngưng.

* Điều kiện để các monome tham gia phản ứng trùng ngưng là phân tử phải có ít nhất 2 nhóm chức hoặc 2 nguyên tử linh động có thể tách khỏi phân tử.

11. Phản ứng crackinh:

Là quá trình bẻ gãy mạch hiđrocacbon phân tử lớn thành các phân tử nhỏ dưới tác dụng của nhiệt và chất xúc tác.

$C_{8}H_{18}\overset{t^{0}}{\rightarrow}C_{4}H_{10}+C_{4}H_{8}$

12. Phản ứng refominh:

Là quá trình dùng nhiệt và chất xúc tác biến đổi cấu trúc hiđrocacbon từ mạch hở thành mạch vòng, từ mạch ngắn thành mạch dài.