VI. POLIME

I. Công thức chung: $(-A-)_{n}$

- Polime là hợp chất có khối lượng phân tử rất lớn (hàng ngàn đến hàng triệu đơn vị cacbon) do nhiều mắt xích liên kết với nhau (n là hệ số trùng hợp có giá trị lớn đến hàng vạn, hàng triệu).

- Cấu trúc polime có nhiều dạng: Dạng mạch thẳng (polietylen, xenlulozơ) dạng mạch phân nhánh (amilo pectin), dạng mạch lưới trong không gian (cao su lưu hóa).

II. Tính chất:

- Polime không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy nhất định, một số polime khó hòa tan trong các chất hữu cơ, một số có tính đàn hồi, chịu được ma sát.

III. Điều chế polime:

1. Chất dẻo:

Chất dẻo là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ nguyên biến dạng đó khi thôi tác dụng.

a. Thành phần chất dẻo gồm: polime, chất hóa dẻo, chất độn, chất phụ

b. Những polime dùng làm chất dẻo:

* P.E (polietilen) dùng bọc dây điện, bọc hàng, làm màng mỏng che mưa, chai lọ.

Điều chế:

* P.S (polistiren): dùng làm vật liệu cách điện, sản xuất đồ chơi trẻ em v.v...

Điều chế:

* P.V.C (polivinylclorua): dùng sản xuất da nhân tạo, vải che mưa, dép nhựa.

Điều chế:

* Polimetyl metacrylat (thủy tinh plecxiglas): dùng sản xuất răng giả, đồ trang sức.

Điều chế:

* Nhựa phenol fomanđehit: (nhựa bakelit):

Chế tạo bánh xe răng cưa, trong ôtô, máy bay, điện thoại...

2. Cao su:

a. Cao su thiên nhiên: là sản phẩm trùng hợp isopren:

* Mạch polime uốn khúc hoặc cuộn khúc lại như lò xo. Do đó cao su có tính đàn hồi.

* Cao su không thấm nước, không thấm khí, tan được trong xăng, benzen, sunfua cacbon.

* Lưu hóa cao su là sự chế hóa cao su với S để cải thiện tính chất của nó: khỏi dính ở $t^{0}$ cao, khỏi dòn ở $t^{0}$ thấp. Lưu hóa nóng là đun nóng cao su với S, lưu hóa lạnh là chế hóa cao su, với dung dịch lưu huỳnh trong $CS_{2}$.

b. Cao su tổng hợp:

* Cao su butađien (hay cao su Buna):

* Cao su isopren:

* Cao su butađien - stiren:

Là sản phẩm đồng trùng hợp butađien và stiren:

a. Phân loại: tơ sợi được phân thành tơ sợi thiên nhiên và tơ sợi hóa học

* Tơ sợi thiên nhiên có thể từ nguồn gốc thực vật (bông, đay, gai) và động vật (len, tơ, tằm).

* Tơ sợi hóa học lại chia làm 2 loại: tơ xenlulozơ có sẵn trong thiên nhiên, tơ sợi tổng hợp chế tạo từ các polime tổng hợp.

Ví dụ: tơ poliamit, tơ polieste.

b. Một số tơ tổng hợp thông dụng:

* Tơ clorin là sản phẩm clo hóa không hoàn toàn polivinyclorua:

* Tơ capron là sản phẩm trùng hợp từ caprolactam:

* Tơ nilon - 6,6 là sản phẩm trùng ngưng giữa:

* Tơ polieste là sản phẩm trùng ngưng giữa etylenglycol với axit terephtalic: