V. AMINOAXIT – PROTIT
I. AMINOAXIT (axit amin) $(NH_{2})_{x}R(COOH)_{y}$
1. Định nghĩa và cấu tạo:
Axit amin là những hợp chất hữu cơ tạp chức, mà phân tử chứa đồng thời nhóm chức amino và nhóm cacboxyl.
Chất tiêu biểu đơn giản axit amino là: glyxin $H_{2}N-CH_{2}-COOH$ (glicocol).
Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh không màu, dễ tan.
2. Hóa tính:
a. Tính chất lưỡng tính.
* Với axit:
* Với bazơ:
* Trong dung dịch tự ion hóa thành ion lưỡng cực (muối nội).
b. Tác dụng với rượu (phản ứng este hóa).
c. Phản ứng trùng ngưng → Polipeptit.
4. Điều chế:
* Thủy phân protit.
* Tổng hợp từ dẫn xuất halogen của axit.
5. Một số axit amin thường gặp.
* Glyxin (có vị ngọt).
* Alanin
* Axit glutamic.
Muối natri glutamat có vị như thịt, dùng làm gia vị (mì chính).
II. Protit.
1. Thành phần cấu tạo
* Thành phần nguyên tố: gồm C, H, O, N và một lượng nhỏ S, P, Fe, I, Cu.
* Protit là polime thiên nhiên cấu tạo từ các axit amin trùng ngưng với nhau, có khối lượng phân tử rất lớn. Phân tử axit amin có dạng:
R có thể chứa nhân benzen, - OH, - SH ... và có thể là mạch thẳng, hoặc có nhánh.
2. Phân loại:
a. Protit đơn giản hay protein: Chỉ cấu tạo từ các amin axit, khi thủy phân hầu như không tạo thành các sản phẩm khác.
b. Protit phức tạp: Cấu tạo từ protit và các thành phần khác như hiđrat cacbon, axit $H_{3}PO_{4}$, các hợp chất dị vòng.
3. Tính chất:
* Protit thường tồn tại ở 2 dạng:
- Dạng hình sợi.
Ví dụ: Tơ tằm, tóc...
- Dạng hình cầu.
Ví dụ: Anbumin, sữa, huyết thanh.
* Tính tan cũng rất khác nhau: Có chất hoàn toàn không tan như da, tóc có chất tan được.
* Tính lưỡng tính của protit: Trong phân tử có – $NH_{2}$ (tính bazơ) và - COOH (tính axit) tùy thuộc vào lượng nhóm nào chiếm ưu thế.
* Thủy phân protit dưới tác dụng của men hoặc axit hay kiềm:
Protit → các polipeptit → các peptit → axit amin.
* Phản ứng cho màu của protit:
- Protit + $CuSO_{4}$ $\overset{-OH^{-}}{\rightarrow}$ màu tím.
Phản ứng này đặc trưng cho liên kết peptit
- Protit + $HNO_{3}$ $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ màu vàng.
Do các gốc hiđrocacbon thơm trong protit biến thành hợp chất nitro có màu vàng.