§3. ĐỒNG ĐẲNG – ĐỒNG PHÂN – DANH PHÁP

1. Định nghĩa.

* Đồng đẳng: Là hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau, nhưng khác nhau về thành phần phân tử một hay nhiều nhóm $-CH_{2}$

Ví dụ: Dãy đồng đẳng của metan gồm: $CH_{4}$, $C_{2}H_{6}$, $C_{3}H_{8}$, $C_{4}H_{10}$ ... $C_{n}H_{2n+2}$

* Đồng phân: Là hiện tượng các chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo hóa học khác nhau nên có tính chất khác nhau.

Ví dụ: Đimetylete $CH_{3}-O-CH_{3}$ và

Rượu etylic $CH_{3}-CH_{2}-OH$

2. Cách viết đồng phân.

* Xác định nối đôi, nối ba, vòng, các nhóm chức có thể có.

* Viết các loại mạch C (thẳng, nhánh, vòng) kèm theo nối đôi, ba, nhóm chức (nếu có).

* Thêm H vào cạnh C cho đủ hóa trị bằng 4.

3. Các trường hợp đồng phân.

a. Đồng phân cấu tạo: Do trật tự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử hay nhóm nguyên tử trong phân tử.

* Đồng phân do mạch C.

* Đồng phân vị trí:

* Đồng phân nhóm chức:

b. Đồng phân hình học (cis - trans)

Điều kiện cần và đủ để có đồng phân hình học, các nguyên tử cacbon của nối đôi được liên kết với các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác nhau.

4. Quy tắc gọi tên các hợp chất hữu cơ.

a. Hiđrocacbon:

* Dạng mạch thẳng:

họ AN: n + Từ gốc + an

họ EN: Vị trí nối đôi + Từ gốc + en

họ ĐIEN: Vị trí nối đôi + Từ gốc + đien

họ IN: Vị trí nối ba + Từ gốc + in

Từ gốc: Là các tiếp đầu ngữ Hy Lạp biểu thị số nguyên tử C trong mạch chính.

Ví dụ:

* Dạng mạch nhánh (hoặc nhóm thế)

Ví dụ:

b. Hợp chất no đơn chức:

Rượu: Số chỉ vị trí – OH + Tên ankan tương ứng + ol.

Anđêhit: Tên ankan tương ứng + al.

Axit: Axit + Tên ankan tương ứng + oic.

Ví dụ:

Este R - COOR' → Tên gốc Rượu + tên gốc axit $RCOO^{-}$

Ví dụ: