VII. CÁC NGUỒN HIĐROCACBON TRONG THIÊN NHIÊN

1. KHÍ THIÊN NHIÊN VÀ KHÍ DẦU MỎ.

a. Khí thiên nhiên: có ở những vùng có dầu mỏ bị nén dưới áp suất cao

* Thành phần chủ yếu là metan: Metan 95,1%, etan 0,6%, propan 0,3%, sunfua hiđro 0,3%, nitơ và khí khác 3,6%, butan và đồng đẳng cao hơn 0,1%.

* Khí thiên nhiên làm nhiên liệu cháy sinh ra nhiều nhiệt.

b. Khí dầu mỏ: Có ở phía trên những túi dầu mỏ, trong thành phần có ít metan hơn khí thiên nhiên.

Metan 41,9%, etan 20%, propan 17,3%, butan 7,9%, $CO_{2}$ 0,2%, pentan và đồng đẳng cao hơn 3,3% $N_{2}$ và các khí khác 9,4%.

2. DẦU MỎ.

* Dầu mỏ ở dưới đất trong những túi dầu.

* Dầu thô là chất lỏng sánh đặc, màu nâu sẫm, không tan trong nước; d = 0,71 → 0,94.

* Thành phần gồm: Hiđrocacbon no, hiđrocacbon vòng và hiđrocacbon thơm; ngoài ra còn lượng nhỏ các hợp chất chứa oxi, nitơ, lưu huỳnh.

* Sản phẩm dầu mỏ: Dầu mỏ đem chưng cất phân đoạn:

* Sôi 40°C - 200°C: et - xăng nhẹ ($C_{3}$ - $C_{11}$)

* Sôi 120°C - 240°C: et – xăng thường ($C_{8}$ - $C_{14}$) ligrôin.

* Sôi 150°C - 310°C: dầu thắp ($C_{12}$ - $C_{18}$: kêrôzin).

* Đoạn sôi cao hơn: gazôin.

* Còn lại sau khi cất là mazut. Đem mazut cất trong chân không, được: dầu nhờn, vazơlin, parafin, hắc ín hay guđron.

3. THAN ĐÁ.

* Than đá có thành phần phức tạp, trong đó cacbon là thành phần chủ yếu.

* Nung than đá ở 1000°C trong điều kiện không có không khí thu được than cốc (để luyện kim), nhựa than đá và nước amoniac.

a. Nhựa than đá: là chất lỏng nhớt màu thẫm. Khi chưng cất phân đoạn thu được.

* Dầu nhẹ ($t_{s}^{0}$ < 170°C) chứa các hiđrocacbon thơm, chiếm 2%.

* Dầu trung ($t_{s}^{0}$ = 170° - 230°C) chứa phenol, naphtalen, piriđin.

* Dầu nặng ($t_{s}^{0}$ = 230° - 270°C) chứa naphtalen và đồng đẳng của nó.

* Dầu antraxen ($t_{s}^{0}$ = 270° - 360°C) chứa antraxen và naphtalen.

* Phần còn lại dùng làm nhựa đường.

b. Nước amoniac: có hòa tan $NH_{3}$ và các muối amoni.