Chương V. HIĐROCACBON NO
BÀI 25. ANKAN
1. Thế nào là hiđrocacbon no, ankan, xicloankan?
Giải
Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ chứa liên kết đơn trong phân tử
Ankan là hiđrocacbon mạch hở chỉ chứa liên kết đơn trong phân tử
Xicloankan là hiđrocacbon mạch vòng (1 vòng) chỉ chứa liên kết đơn trong phân tử
2. Viết công thức phân tử của các hiđrocacbon tương ứng với các gốc ankyl sau:
$-CH_{3}$, $-C_{3}H_{7}$, $-C_{6}H_{13}$
Giải
3. Viết phương trình hóa học của các phản ứng sau :
a) Propan tác dụng với clo (theo tỉ lệ 1:1) khi chiếu sáng.
b) Tách một phân tử hiđro từ phân tử propan.
c) Đốt cháy hexan.
Giải
b) $C_{3}H_{8}\xrightarrow[t^{0}]{xt}C_{3}H_{6}+H_{2}$
c) $C_{6}H_{14}+\frac{19}{2}O_{2}\rightarrow 6CO_{2}+7H_{2}O$
4. Các hiđrocacbon no được dùng làm nhiên liệu là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Hiđrocacbon no có phản ứng thế.
B. Hiđrocacbon no có nhiều trong tự nhiên.
C. Hiđrocacbon no là chất nhẹ hơn nước.
D. Hiđrocacbon no cháy tỏa nhiều nhiệt và có nhiều trong tự nhiên.
Giải
Chọn D. Hiđrocacbon no dùng làm nhiên liệu là do nó cháy tỏa ra nhiều nhiệt và có nhiều trong tự nhiên
5. Hãy giải thích:
a) Tại sao không được để các bình chứa xăng, dầu (gồm các ankan) gần lửa, trong khi đó người ta có thể nấu chảy nhựa đường (trong thành phần cũng có các ankan) để làm đường giao thông.
b) Không dùng nước để dập các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc bình chứa khí cacbonic.
Giải
a) Ankan có phân tử lượng lớn thì khó bay hơi và khó cháy hơn ankan có phân tử lượng nhỏ, do đó nhựa đường có thể nung chảy, còn xăng dầu rất dễ bắt lửa và cháy.
b) Xăng, dầu không tan trong nước, nhẹ hơn nước nên không thể dùng nước để dập tắt đám cháy xăng dầu
6. Công thức cấu tạo ứng với tên gọi nào sau đây?
A. Neopentan
B. 2-metylpentan
C. Isobutan
D. 1,1-đimetylbutan
Giải
Chọn B
2 - metyl pentan
7. Khi đốt cháy hoàn toàn 3,60 g ankan X thu được 5,60 lít khí $CO_{2}$ (đktc). Công thức phân tử của X là trường hợp nào sau đây?
A. $C_{3}H_{8}$
B. $C_{5}H_{10}$
C. $C_{5}H_{12}$
D. $C_{4}H_{10}$
Giải