BÀI 41. PHENOL
1. Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống bên cạnh các câu sau:
a) Phenol $C_{6}H_{5}-OH$ là một rượu thơm.
b) Phenol tác dụng được với natri hiđroxit tạo thành muối và nước
c) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
d) Dung dịch phenol làm quỳ tím hoá đỏ do nó là axit.
e) Giữa nhóm -OH và vòng benzen trong phân tử phenol có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Giải
a) Phenol $C_{6}H_{5}-OH$ là một rượu thơm. (SAI)
b) Phenol tác dụng được với natri hiđroxit tạo thành muối và nước. (ĐÚNG).
c) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.(ĐÚNG)
d) Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ do nó là axit. (SAI)
e) Giữa nhóm - OH và vòng benzen trong phân tử phenol có ảnh hưởng qua lại với nhau. (ĐÚNG)
2. Từ benzen và các chất vô cơ cần thiết có thể điều chế được các chất sau: 2,4,6-tribromphenol (1); 2,4,6-trinitrophenol (2)
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
3. Cho 14,0 gam hỗn hợp A gồm phenol và etanol tác dụng với natri dư thu được 2,24 lít khí hiđro (đktc).
a) Viết các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong A.
c) Cho 14,0 gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch $HNO_{3}$ (đủ) thì thu được bao nhiêu gam axit picric (2,4,6-trinitrophenol)?
Giải
⇒ % $C_{6}H_{5}OH$ = $\large \frac{94.0,1.100}{14}$ = 67,14 % $C_{2}H_{5}OH$ = 32,86
с)
⇒ m axit picric = 0,1. 229 = 22,9 g
4. Cho từ từ phenol vào nước brom (1); stiren vào dung dịch brom trong $CCl_{4}$ (2). Nêu hiện tượng và viết các phương trình hoá học.
Giải
- Cho từ từ phenol vào với brom ta thấy lượng kết tủa trắng xuất hiện tăng dần:
- Cho từ từ stiren vào dung dịch brom trong $CCl_{4}$ ta thấy màu nâu của brom nhạt màu dần:
5. Sục khí $CO_{2}$ vào trong dung dịch phenolat thấy dung dịch bị vẩn đục, trong dung dịch có $NaHCO_{3}$ được tạo thành. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra và giải thích. Nhận xét về tính axit của phenol.
Giải
Axit cacbonic có tính axit mạnh hơn phenol đã đẩy phenol ra. Do phenol ít tan nên dung dịch bị vẩn đục
6. Viết các phương trình hoá học điều chế: phenol từ benzen (1), stiren từ etylbenzen (2). Các chất vô cơ cần thiết coi như có đủ.
Giải