BÀI 38. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON

1. So sánh tính chất hoá học của:

a) anken với ankin.

b) ankan với ankylbenzen.

Cho thí dụ minh hoạ.

Giải

a)

* Giống: Đều cho được phản ứng cộng; phản ứng làm mất màu dung dịch $KMnO_{4}$

Ví dụ

* Khác: ankin có nối ba đầu mạch còn cho phản ứng thế. Ví dụ

b)

* Giống: Đều cho được phản ứng thế. Ví dụ:

* Khác: ankylbenzen còn cho phản ứng cộng và mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.

2. Trình bày phương pháp hoá học:

a) Phân biệt các khí đựng trong các bình phân biệt không dán nhãn:

$H_{2}$, $O_{2}$, $CH_{4}$, $C_{2}H_{2}$, $C_{2}H_{4}$.

b) Tách riêng khí $CH_{4}$ từ hỗn hợp với lượng nhỏ các khí $C_{2}H_{4}$ và $C_{2}H_{2}$

Giải

a) - Khí tạo kết tủa vàng với dung dịch $AgNO_{3}/NH_{3}$ là $C_{2}H_{2}$

- Khí làm mất màu nước brom là $C_{2}H_{4}$

- Khí có sản phẩm cháy làm đục nước vôi trong là $CH_{4}$

Khí khi được CuO (đen) thành Cu (đỏ) khi nung nóng là $H_{2}$.

Còn lại là $O_{2}$

b) Dẫn mẫu khí $CH_{4}$ trên vào bình nước brom dư, khí thoát ra là $CH_{4}$ sạch

3. Viết phương trình hoá học của các phản ứng hoàn thành chuyển hoá sau

a) Etan $\overset{(1)}{\rightarrow}$ etilen $\overset{(2)}{\rightarrow}$ polietilen.

b) Metan $\overset{(1)}{\rightarrow}$ axetilen $\overset{(2)}{\rightarrow}$ vinylaxetilen $\overset{(3)}{\rightarrow}$ butađien $\overset{(4)}{\rightarrow}$ polibutađien.

c) Benzen → brombenzen

Giải

4. Viết phương trình hoá học tổng quát của phản ứng đốt cháy các loại hiđrocacbon đã nêu trong bảng 7.2. Nhận xét gì về tỉ lệ giữa số mol $CO_{2}$ và số mol $H_{2}O$ trong sản phẩm cháy của mỗi loại hiđrocacbon.

Giải

5. Khi đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X (là chất lỏng trong điều kiện thường) thu được $CO_{2}$ và $H_{2}O$ có số mol theo tỉ lệ 2 : 1. Công thức phân tử của X có thể là công thức nào sau đây?

A. $C_{4}H_{4}$.

B. $C_{5}H_{12}$.

C. $C_{6}H_{6}$.

D. $C_{2}H_{2}$.

Giải

Chọn C

X phải có số C $\geq$ 4 và số C = số H. Chỉ có $C_{6}H_{6}$ là thỏa mãn