BÀI 36. LUYỆN TẬP HIĐROCACBON THƠM

1. Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hiđrocacbon thơm có công thức phân tử $C_{8}H_{10}$, $C_{8}H_{8}$. Trong số các đồng phân đó, đồng phân nào phản ứng được với: dung dịch brom, dung dịch bromua? Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

Giải

Chỉ có stiren tác dụng được với dung dịch brom và hiđro bromua

2. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất lỏng sau: benzen, stiren, toluen và hex - 1 - in.

Giải

- Chất tạo kết tủa với dung dịch $AgNO_{3}/NH_{3}$ là hex - 1 - in

- Chất làm mất màu nước brom là stiren

- Chất làm mất màu dung dịch $KMnO_{4}$ khi đun nóng là toluen

Còn lại là benzen

3. Viết phương trình hoá học của các phản ứng điều chế etilen, axetilen từ metan; điều chế clobenzen và nitrobenzen từ benzen và các chất vô cơ khác.

Giải

4. Cho 23,0 kg toluen tác dụng với hỗn hợp axit $HNO_{3}$ đặc, dư (xúc tác $H_{2}SO_{4}$ đặc). Giả sử toàn bộ toluen chuyển thành 2,4,6-trinitrotoluen (TNT). Hãy tính:

a) Tính khối lượng TNT thu được.

b) khối lượng axit $HNO_{3}$ đã phản ứng

Giải

5. Ankylbenzen X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 91,31%.

a) Tìm công thức phân tử của X.

b) Viết công thức cấu tạo và gọi tên chất X.

Giải

X có công thức $C_{n}H_{2n-6}$

Ta có $\large \frac{12n.100}{14n-6}$ = 91,31 ⇔ n = 7

Vậy X là $C_{7}H_{8}$, ứng với công thức cấu tạo

6. Hiđrocacbon X ở thể lỏng có tỉ lệ phần trăm khối lượng H xấp xỉ 7,7%. X tác dụng được với dung dịch brom. Công thức nào sau đây là công thức phân tử của X?

A. $C_{2}H_{2}$;

B. $C_{4}H_{4}$;

C. $C_{6}H_{6}$;

D. $C_{8}H_{8}$.

Giải

Chọn D

Vì X ở thể lỏng nên X là $C_{6}H_{6}$ hoặc $C_{8}H_{8}$ theo đề X có thể là $C_{8}H_{8}$, ứng với CTCT:

(Lưu ý: thực ra X cũng có thể là $C_{6}H_{6}$,

Ví dụ $CH\equiv C-CH_{2}-CH_{2}-C\equiv CH$)