HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Phân tích tác dụng của trật tự từ trong câu:

a) [...] nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

Trật tự của từ trong câu thể hiện:

- Trật tự trước sau của các công việc cần phải làm.

- Tầm quan trọng của sự việc.

b) [...] Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa.

Trật tự của từ trong câu thể hiện:

- Việc làm thường xuyên và là việc chính xếp trước: bán bóng đèn.

- Việc làm không thường xuyên, việc phụ xếp sau: bán cả vàng hương.

2. Các cụm từ in đậm được đặt ở đầu câu chủ yếu là nhằm mục đích tạo thành phép lặp với câu đứng trước để liên kết câu.

3. Hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự từ:

a) Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

- Nhấn mạnh, tô đậm vào những hình ảnh của người hoặc của cảnh vật trong câu thơ: lom khom, lác đác.

- Nhấn mạnh tâm trạng của con người: nhớ nước, thương nhà.

b) Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

- Nhấn mạnh hình ảnh rực rỡ, tươi sáng của anh bộ đội Cụ Hồ trong cảnh nắng chiều của rừng núi Tây Bắc.

4. Sự khác nhau của hai câu:

a) Tôi thấy một anh Bọ Ngựa trịnh trọng tiến vào.

b) Tôi thấy trịnh trọng tiến vào một anh Bọ Ngựa.

là ở chỗ:

-Câu (a) không nhằm mục đích nhấn mạnh vào bất kì một từ ngữ nào nên chủ yếu là câu kể về một sự việc đã được chứng kiến.

-Câu (b) có đảo "trịnh trọng" lên trước chủ ngữ nên bộ phận này được nhấn mạnh và vì thế câu này không phải chỉ chú ý đến sự việc được kể mà còn chú ý nhấn mạnh thái độ xuất hiện của đối tượng được kể trong lời kể.

Vì vậy, điền câu (b) vào chỗ trống trong đoạn văn là hợp lí, vì:

- Thích hợp với mạch kể của các câu đứng trước.

-Có sự lặp lại các từ ngữ cuối câu đứng trước với đầu câu đứng sau tạo được sự liên kết cho đoạn văn:

một anh Bọ Ngựa - người ngợm anh Bọ Ngựa này

5. Sở dĩ tác giả sắp xếp trật tự các từ theo trình tự xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm là vì:

- Phản ánh những phẩm chất đáng quý của cây tre Việt Nam theo đúng với trình tự đã được tác giả viết trong văn bản của mình.

– Đi từ phẩm chất bên ngoài, hình thức dễ thấy vào phẩm chất bên trong, khó thấy.

6, HS tự làm.