HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1- Đọc bài Cây gạo của nhà văn Vũ Tú Nam, ta thấy:

a) Bài văn có ba đoạn. Mỗi đoạn được giới hạn trong phạm vi có những dấu hiệu: Chữ cái đầu đoạn viết hoa, viết thụt vào một chữ. Cuối đoạn có dấu chấm xuống dòng.

b) Nội dung chính của mỗi đoạn:

* Đoạn 1: Tả thời kì cây gạo đơm hoa.

* Đoạn 2: Thời kì cây gạo hết mùa hoa.

* Đoạn 3: Cây gạo trong thời kì kết trái.

c) Các câu mở và kết của mỗi đoạn:

* Đoạn 1:

- Câu mở đoạn: Cây gạo già mỗi năm trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.

- Câu kết đoạn: Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp.

b) Đoạn 2:

- Câu mở đoạn: Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn.

- Câu kết đoạn: Cây đứng im cao lớn, hiền lành làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

c) Đoạn 3:

- Câu mở đoạn: Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh.

- Câu kết đoạn: Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

Luyện tập: Xác định các đoạn, nội dung và cấu tạo của từng đoạn trong bài Cây trám đen.

BÀI LÀM

1- Bài văn gồm bốn đoạn. Mỗi đoạn được giới hạn trong phạm vi: Chữ cái đầu viết hoa, viết thụt vào một chữ. Cuối đoạn kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.

2- Nội dung

- Đoạn 1: Tả bao quát (thân, cành, lá) cây trám.

- Đoạn 2: Tả những đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt hai loại trám đen: trám đen tẻ và trám đen nếp.

- Đoạn 3: Nêu ích lợi của quả trám đen.

- Đoạn 4: Cảm nghĩ của tác giả đối với cây trám. (Xác định câu mở và cấu kết đoạn tương tự như các bài đã học).