HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1- Đọc đoạn văn ở SGK Tập 1, trang 140, ta thấy những sự vật được miêu tả là:

- Cây sồi; cây cơm nguội; lạch nước.

2- Ghi lại những điều em hình dung được về các sự vật theo lời miêu tả:

Thứ tự Tên sự vật Hình dáng Màu sắc Chuyển động Tiếng động
1 Cây sồi Cao lớn lá đỏ chói lọi Lá rập rình lay động như đốm lửa
2 Cây cơm nguội

lá vàng rực rỡ

3 Lạch nước lá trắng Trườn lên mấy tảng đá, luồn dưới mấy gốc cây. róc rách

Qua những nét miêu tả trên, ta thấy tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan:

+ Dùng mắt để nhìn (cây sồi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ; màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm nguội, những chiếc lá rập rình lay động... Nước chảy trườn lên mấy tảng đá, luồn dưới mấy gốc cây).

+ Dùng tai để nghe (Nước chảy róc rách).

BÀI LÀM

1- Tìm những câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung: Đó là câu:

- “Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son”.

2- Trong bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, em thích nhất hình ảnh: “Muôn nghìn cây mía múa gươm”, hoặc hình ảnh: “Sấm ghé xuống sân khanh khách cười”.

+ Những câu văn tả lại hình ảnh đó:

- Gió mỗi lúc một mạnh thêm làm cho những cây mía nghiêng qua nghiêng lại. Những lá mía hình thù như những lưỡi gươm quất qua trái, thọc qua phải mau lẹ như đường gươm của một hiệp sĩ đang thao diễn.

- Cùng một lúc mưa ào ào đổ xuống, sấm vang dội cả không gian tưởng như có ông thiên lôi đang cười khanh khách trước sân nhà.