BÀI LÀM
1- Đọc ba đoạn mở bài đã cho, em thấy:
a/ Giống nhau: Đều có mục đích giới thiệu chiếc cặp muốn tả.
b/ Khác nhau:
- Đoạn 1, 2 giới thiệu ngay đồ vật cần tả (mở bài trực tiếp).
- Đoạn 3 nêu hoàn cảnh, lý do khác rồi mới dẫn đến giới thiệu đồ vật cần tả (mở bài gián tiếp).
BÀI LÀM
Viết một đoạn văn mở bài cho bài văn miêu tả cái cặp sách của em theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp.
a/ Cách trực tiếp:
“Kỷ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học luôn mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến, em vẫn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ”.
Hoặc:
“Sáng nay, em dậy thật sớm sửa soạn sách vở, đồ dùng học tập, cẩn thận bỏ vào chiếc cặp mà mẹ đã mua cho em tại hiệu sách Minh Trí ở cố đô Huế trong dịp mẹ đi học ở ngoài ấy. Chiếc cặp chưa lần nào đến lớp nhưng đã trở thành người bạn thân thiết của em từ lâu rồi”.
b/ Cách gián tiếp:
“Mẹ ơi! Bao giờ thì bố về, hở mẹ?
- Trước lúc đi, bố con bảo tối nay khoảng sáu, bảy giờ gì đó bố con về.
- Bây giờ đã quá bảy giờ rồi còn gì!
- Con nóng ruột lắm phải không? Ráng chờ chút xíu nữa, chắc kẹt phà đấy con ạ!
Vừa mới hỏi mẹ xong đã nghe tiếng bố gọi, em chạy ù ra mở cổng, xách hộ bố gói hành lí vào nhà, vừa đi vừa nói: “Ngày mai là ngày học đầu tiên bố nhớ không? Bố không về, mẹ đi làm sớm. Ai đưa con đến trường? Với lại con lấy gì đựng sách vở. Cứ dùng túi mãi hỏng mất cả sách vở bố ạ!” Kỷ niệm về chiếc cặp như một đoạn phim ngắn hiện lên rõ mồn một trong trí não của em”.
Hoặc:
“Vào một buổi học cuối học kỳ một năm lớp Ba, tan học, trời mưa tầm tã, sách vở và đồ dùng học tập tất cả đều dồn vào cặp. Nước mưa thấm vào làm đường chỉ khâu dưới đáy bung ra. Tôi vội nhặt tất cả gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy tôi ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: “Sao con không bỏ vào cặp?”. Tôi vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: “Cặp hỏng rồi bố ạ!”. Bố nhìn chiếc cặp đã thủng đáy rồi quay sang tôi âu yếm nói: “Bố sẽ đưa con ra chợ mua chiếc khác, nghe con!”.