BÀI LÀM

1.2- Đọc kĩ câu chuyện Rùa và Thỏ. Tìm đoạn mở bài trong phần ấy.

- Qua câu chuyện Rùa và Thỏ, ta thấy đoạn mở đầu nằm trong phần đầu, được giới hạn ở hai câu sau đây:

“Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con Rùa đang cố sức tập chạy”.

3- Cách mở bài ở đoạn văn sau có khác gì với cách mở bài ở câu chuyện vừa đọc?

“Trong muôn loài, Rùa vốn nổi tiếng là chậm chạp, còn Thỏ thì chạy nhanh như bay. Thế mà có một con Rùa dám chạy thi với Thỏ và thắng cả Thỏ. Vì sao có chuyện ngược đời như vậy? Sau đây, em xin kể đầu đuôi câu chuyện ấy”.

- Đoạn văn này có cách mở bài khác với truyện Rùa và Thỏ. Người ta không đi trực tiếp vào câu chuyện mà trình bày một khía cạnh về đặc điểm nhanh hay chậm của hai con vật và kết quả cuộc thi, kẻ chạy chậm lại thắng kẻ chạy nhanh rồi mới dẫn vào câu chuyện.

LUYỆN TẬP

Câu chuyện Rùa và Thỏ có thể mở bài theo nhiều cách khác nhau. Hãy đọc các đoạn mở bài đã cho và xác định chúng được mở bài bằng trực tiếp hay gián tiếp.

BÀI LÀM

Trong các truyện, người ta thường mở bài bằng hai cách:

1- Cách thứ nhất: Mở bài trực tiếp. “Nói thẳng vào câu chuyện định kể”.

2- Cách thứ hai: Mở bài gián tiếp: “Nói chuyện khác có liên quan đến câu chuyện để dẫn vào câu chuyện định kể”.

Dựa vào hai cách mở bài nói trên, đối chiếu với bốn cách mở bài về câu chuyện Rùa và Thỏ đã cho, ta thấy:

- Cách (a) mở bài bằng hình thức trực tiếp.

- Cách (b, c, d) mở bài bằng hình thức gián tiếp.

Kể lại phần mở đầu câu chuyện Rùa và Thỏ bằng lời của Rùa (hoặc của Thỏ) theo cách mở bài gián tiếp.

BÀI LÀM

- Kể phần mở đầu bằng lời của Rùa.

Ở đời, hễ ai đó làm việc gì rề rà, chậm chạp thì người ta nhận xét, đánh giá là “chậm như rùa”. Vâng! Họ nhà Rùa chúng tôi vốn chậm chạp lắm nên mới có câu thành ngữ như vậy. Rùa tôi không buồn chút nào. Nhưng có một câu chuyện này, thật trăm phần trăm - đó là chuyện Rùa tôi đã thắng anh Thỏ trong một cuộc đua hồi tháng trước. Thế mới lạ đời chứ! Chuyện xảy ra như thế này.

- Phần kể mở đầu bằng lời kể của Thỏ:

Họ nhà Thỏ chúng tôi vốn chạy nhanh nổi tiếng, chẳng mấy ai qua mặt được. Nếu tổ chức một cuộc thi chạy, các loài vật khác thấy loài thỏ chúng tôi có mặt ở hội thi dường như các loài vật khác đành phải ngậm bồ hòn mà không dám mơ đoạt chiếc cúp vàng. Ấy vậy mà trong một lần thách chạy với bác Rùa vốn nổi tiếng là lù đù, chậm chạp, Thỏ tôi đã thất bại thảm hại trước bác Rùa, đành phải cụp mặt, chạy biến vào rừng, xấu hổ không dám nhìn bác ấy nữa.

Kể lại phần mở đầu câu chuyện Hai bàn tay bằng lời của bác Lê.

BÀI LÀM

- Theo cách mở bài trực tiếp.

Năm ấy, chúng tôi cùng làm việc với nhau ở Sài Gòn. Hai chúng tôi thân nhau lắm. Anh ấy tên là Ba (tên gọi của Bác Hồ chúng ta ngày ấy). Một hôm, anh Ba vỗ vai tôi (tôi là Lê), hỏi:

- Theo cách mở bài gián tiếp:

Chuyện xảy ra cách đây hơn nửa thế kỉ rồi. Vậy mà buổi nói chuyện giữa tôi và Bác Hồ hồi ấy ở Sài Gòn chẳng bao giờ phai nhạt trong kí ức tôi. Lời nói và cử chỉ của Người khi giơ hai bàn tay ra trước mắt tôi. - “Đây, tiền đây!” Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Quyết tâm và ý chí, nghị lực của Người đã làm cho tôi vô cùng xúc động. Với “hai bàn tay” Người đã biểu lộ được sức mạnh tiềm tàng của một dân tộc chưa bao giờ khuất phục trước một kẻ thù xâm lược nào. Chuyện về Hai bàn tay cụ thể như sau.