BÀI LÀM

- Về giá trị lịch sử, Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện quan trọng có tính chất đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập tự do. Tuyên ngôn Độc lập cũng là kết quả của quá trình đấu tranh gần 100 năm của dân tộc ta chống các loại kẻ thù trong và ngoài nước để có được quyền thiêng liêng ấy. Đằng sau những lời văn trang trọng của Tuyên ngôn Độc lập là sự thật lịch sử, là hình ảnh một đất nước, một dân tộc trong những năm tháng đen tối đau thương dưới ách thống trị của kẻ thù, là biết bao cuộc đấu tranh khởi nghĩa đầy gian khổ, thất bại, hi sinh để cuối cùng có Cách mạng tháng Tám năm 1945. Có lẽ vì những ý nghĩa đó mà trong cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, Trần Dân Tiên có viết: “Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mạng của những người con anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu tin tưởng, gắng sức và hi vọng của hơn 20 triệu nhân dân Việt Nam”.

Mặt khác, bản Tuyên ngôn Độc lập còn thể hiện tư tưởng mang tầm vóc lịch sử. Độc lập của dân tộc bao giờ cũng gắn liền với quyền sống của con người và hạnh phúc của đất nước cũng là hạnh phúc của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Như vậy, quyền của dân tộc, quyền của con người, quyền của cá nhân là những phạm vi gắn bó chặt chẽ với nhau; bản Tuyên ngôn Độc lập đã tạo ra sự thống nhất của ba phạm vị đó: từ quyền sống của con người, tác giả nâng cao thành quyền lợi của dân tộc và trong quyền lợi của dân tộc đã hàm chứa quyền sống của mỗi cá nhân.

- Về giá trị văn chương: một áng văn chính luận mẫu mực (xét ở các mặt: dung lượng, kết cấu, ngôn ngữ): Dung lượng của Tuyên ngôn Độc lập rất ngắn gọn, cô đọng nhưng giàu sức thuyết phục, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Kết cấu tác phẩm rất chặt chẽ với các phần đều liên quan với nhau: cách lập luận đanh thép, chứng cứ xác thực; và tất cả đều xoáy vào một điều quan trọng nhất là độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Ngôn ngữ tác phẩm chính xác, giàu sức biểu hiện. Từng câu, từng chữ đều được lựa chọn sao cho đạt được hiệu quả diễn đạt cao nhất. Trong bài “kinh nghiệm Bác viết như thế nào?”, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng tự thừa nhận, sau lần đăng bài báo đầu tiên, rồi truyện ngắn đầu tiên, đây là lần thành công thứ ba khiến Người "cảm thấy thực sự sung sướng" trong cuộc đời làm báo, viết văn để hoạt động cách mạng cứu nước đầy kinh nghiệm của mình.

3. KẾT LUẬN (HS tự làm)