I. ẨN DỤ LÀ GÌ?

1. Cụm từ Người Cha ở đây là Bác Hồ.

- Có thể ví như vậy bởi tình thương của Bác với bộ đội như là của cha với con.

2. Cách nói này: giống với so sánh nếu chúng ta liên tưởng và viết thành câu: Bác Hồ là Người Cha

- Khác phép so sánh là không xuất hiện trên văn bản vế A. Vế này do người đọc tự liên tưởng mà cảm nhận được.

• Chú ý: Ghi nhớ trang 68.

II. CÁC KIỂU ẨN DỤ

1. –Từ thắp chỉ việc dùng lửa châm vào một vật có khả năng bốc cháy.

- lửa hồng là hiện tượng về sự vật bị cháy mạnh.

- Hàng cây râm bụt như những cái que có thể châm lửa để thắp thành lửa hồng ở hoa râm bụt. Có thể ví như vậy bởi các sự vật này có thể liên hệ vì về mặt hình thức có tính tương đồng.

+ Cây như que thắp lửa.

+ Hoa màu đỏ như lửa hồng.

2. Cụm từ nắng giòn tan tạo một cảm giác đặc biệt.

Ta có thể nói Bánh phồng tôm giòn tan bởi đó là một vật ăn ngon dễ vỡ nát. Ở đây, nắng là sự vật không định hình, không khối lượng.

3. Xem Ghi nhớ trang 69.

III. LUYỆN TẬP

1. - Cách 1 là câu kể thông thường.

- Cách 2 là một so sánh gây nên ấn tượng lạ.

- Cách 3 là ẩn dụ tạo nên những liên tưởng thú vị. Đây là cách diễn đạt mới, có tính hình tượng nhất.

2. Những ẩn dụ hình tượng.

a) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

+ Hưởng hạnh phúc ngọt ngào phải biết ơn người tạo điều kiện cho hạnh phúc đó.

b) Gần mực thì đen gần đèn thì rạng.

→ Ở gần môi trường xấu sẽ bị lây cái xấu.

Ở gần môi trường tốt dễ thành người tốt.

c) Thuyền về có nhớ bến chăng?

Anh về có nhớ em chăng?

d) Ở dòng 2 Mặt Trời chỉ Bác Hồ bởi Người đem ánh sáng, sự sống cho dân tộc, Người sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.

→ Thấy Bác Hồ trong lăng rất đỏ

(Đỏ cũng là ẩn dụ màu sự sống, cách mạng).

3. Những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

a) Mùi hồi chín chảy qua mặt

b) Ánh nắng chảy đầy vai

c) Tiếng rơi rất mỏng

d)- Trời xao xuyến qua từng kẽ lá

- Cơn mưa rào ướt tiếng cười của bố.

Những ẩn dụ trên là sự kết hợp của hai hay nhiều từ chỉ những cản giác sinh ra từ các khu cảm khác nhau. Đó là sự tác động lẫn nhau, sự hợp nhất các giác quan.

Thí dụ

a) Mùi (khứu giác) + chảy (thị giác)

c) Tiếng (thính giác) + rơi (thị giác)