I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Giúp học sinh nắm vững đặc điểm và yêu cầu của một bài văn miêu tả.

- Giúp học sinh nhận biết và phân biệt được đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự.

II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài ôn:

Bài tập 1 trang 120: Văn bản “Cô Tô” (trích)

Đoạn văn hay, độc đáo nhờ:

- Lựa chọn được các chi tiết, hình ảnh đặc sắc...

- Có những liên tưởng, so sánh, nhận xét độc đáo.

- Có vốn ngôn ngữ phong phú, diễn đạt cảnh vật sống động.

- Thể hiện tình cảm và thái độ của tác giả đối với cảnh được tả.

Bài 2, 3 trang 120 và 121: Học sinh thảo luận, tìm ra ý kiến chung. → Giáo viên lập dàn ý chung. (Bài tập 2: tả cảnh; Bài tập 3: tả người).

a) Mở bài:

- Giới thiệu cảnh cần tả.

- Giới thiệu nhân vật cần tả.

b) Thân bài:

– Tả cảnh

- (Tả người)

⇒ Tả tổng quát → chi tiết

c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cảnh vừa tả. (cảm nghĩ về nhân vật).

Bài 4 trang 121.

* Văn tự sự:

- Hành động kể.

- Trả lời câu hỏi: Kể về việc gì? Kể về ai? Việc đó diễn ra như thế nào? Ở đâu? Kết quả ra sao?

* Văn miêu tả:

- Hành động tả.

- Trả lời câu hỏi: Tả về cái gì? Tả về ai? Cảnh (người) đó như thế thế nào? Cái gì đặc sắc? Nổi bật?

4. Củng cố:

- Học sinh đọc thêm sách giáo khoa trang 121

5. Dặn dò:

- Xem lại bài ôn tập.

- Chuẩn bị bài viết số 7.