ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Các loài chim ở làng quê:

a) và b)

- Chim hiền: bồ các, chim ri, chim sáo, sáo sậu, sáo đen, tu hú, bìm bịp...

- Chim dữ:

+ Diều hâu có mũi khoằm.

+ Quạ đen, quạ khoang.

+ Chim cắt cánh nhọn như dao.

- Loài chim đánh lùi lũ chim ác: chèo bẻo

c) - Lời kể rất tự nhiên.

- Cách tả mỗi con vật đều rất độc đáo, rất đặc trưng cho hoạt động của mỗi loài. Nhờ nhân hóa mà thế giới chim như thế giới con người rất sinh động.

- Cách xâu chuỗi các hình ảnh chi tiết rất hợp lí và bất ngờ. Thí dụ: Ai nghe tiếng bìm bịp kêu - nghĩ tới ông sư hổ mang lừa bịp chết mà hóa nên loài chim này.

→ Ông ta tự nhận mình bịp nên tiếng chim là “bìm bịp”.

Ông khoác áo nâu bởi nhà sư mặc đồ nâu? Chui rúc trong các bụi cây vì là kẻ ác → Chim kêu thì chim ác, chim xấu mới ra mặt.

2. Nghệ thuật miêu tả các loài chim:

- Bồ các: kêu vang lên.

- Sáo: hót, to toe học nói.

- Tu hú đậu cây tu hú mà kêu tiếng to nhất họ.

- Chim ngói sạt qua rồi vội vã kéo nhau về.

- Nhạn vùng vẫy tít trời xanh kêu “chéc chéc”.

- Bìm bịp được kể bằng một câu chuyện hấp dẫn như cổ tích

- Diều hâu:

+ Mũi khoằm, lao như mũi tên đánh nhau bắt gà con.

+ Tiếng kêu rú lên.

- Chèo bẻo đánh diều hâu túi bụi, kêu “chéc chéc”.

- Chim cắt cánh nhọn như dao chọc tiết.

b) Kết hợp tả và kể:

Ví dụ: Chim bìm bịp

- Giời khoác cho nó bộ cánh nâu (tả).

- Những câu còn lại là kể.

c) Trong từng loài chim tác giả đã quan sát và nhấn mạnh các đặc điểm riêng biệt. Thế giới chim liên kết thành một xã hội như loài người: có hiền, có dữ, có mâu thuẫn giải quyết bằng bạo lực...

Để miêu tả được như vậy người kể phải có tình cảm gắn bó với làng quê, với thiên nhiên rất sâu sắc.

3. Chất liệu văn hóa dân gian:

- Thành ngữ: Kẻ cắp bà già (xem chú thích (7) trang 113).

- Đồng dao: Bồ các là bác chim ri

Chim ri là dì sáo sậu...

- Kể chuyện: Câu chuyện ông sư lừa bịp chết thành chim bìm bịp.

Cách cảm nhận này tạo cho chúng ta hình dung thế giới loài chim như loài người, tính cách ứng xử giống người nhưng nó có thể làm ta ác cảm với những con chim theo tác giả là “ác” mà thực tế không như vậy.

4 - Cho hiểu biết rất nhiều điều mới về chim về thiên nhiên thôn quê quanh mình rất phong phú và kì diệu. - Càng yêu quê hương đất nước Việt Nam.

LUYỆN TẬP

Tham khảo tư liệu sau.

CON CÒ

Đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc, sau một nấm gò.

Màu thanh thiên dịu bát ngát, buổi chiều lâng lâng. Chim khách nhảy nhót ở đầu bờ, người đánh dậm siêng năng, không nề bóng xế chiều, vẫn còn bì bõm dưới bùn, nước quá đầu gối. Một con cò trắng trẻo bay êm như nhung trong không khí tế nhị như nước suối trong.

Đầu duỗi thẳng ngang bằng với mình, hai chân duỗi xuôi về rẻo sau, nó bay chậm, nó bay nhanh, nó vỗ cánh, nó vỗ cánh mềm dẻo rồi nó vào chân trời, mượn cái hình dáng của họa sĩ cổ vẽ tranh sơn thủy. Con cò bay rồi lại đậu, nó là là cách mặt đất độ mấy tấc, rồi sát gần, rồi nó nhẹ nhàng đặt chân lên đất, dễ dãi tự nhiên, mầu nhiệm như mọi hoạt động của tạo hóa. Nó thong thả đi trên dải đất bị nước bỏ trơ. Rồi nó đứng lại, yên lặng, xung quanh vắng vẻ, tựa như anh hùng độc lập. Rồi nó lại cất cánh nhẹ bay như chẳng ngờ, không gây một tiếng động trong không khí.

Đinh Gia Trinh

(Trích Cảm giác quê)

LỜI BÌNH

Trong áng văn, người đọc như được tận mắt nhìn thấy một chú cò đang trong tư thế sải cánh bay, hoặc đang lặng yên thong dong bước đi trên dải đất. Tất cả mọi hoạt động của nó diễn ra rất đỗi tự nhiên “như mọi hoạt động của tạo hóa” vốn cứ tự nhiên như thế. Đó là cánh cò bay trong một chiều bình yên ngàn đời đất Việt. Cánh cò như thể từ trong ca dao cổ tích bay ra... “Con cò bay lả bay la - Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”. Những câu văn chan chứa tình yêu của tác giả như là một sự nối dài chất thơ bay bổng của những câu ca như thế.

CHIM BÓI CÁ

Trên một cành tre mảnh dẻ, lướt xuống mặt ao một con chim bói cá đậu coi rất cheo leo.

Lông nó xanh biếc như lơ, mình nó nhỏ, mỏ nó dài, lông ức nó màu hung nâu, coi xinh lạ. Nó thu hình trên cành tre, cổ rút lại, đầu cúi xuống như kiểu soi gương. Nó lẳng lặng như vậy khá lâu, ai cũng tưởng nó nghỉ.

Vụt một cái, nó lao đầu xuống nước rồi lại bay vụt lên, nhanh như cắt: trong cái mỏ dài và nhọn, người ta thấy một con cá nhỏ mình trắng như bạc, mắc nằm ngang.

Bay lên cành cao, lấy mỏ dập dập mấy cái, nó nuốt xong mồi, rồi lại đậu xuống nhẹ nhàng trên cành tre như trước.

Lê Văn Hoè