I. CÁC KIỂU SO SÁNH

Vế A → Phương diện so sánh → Từ so sánh → Vế B

Những ngôi sao → thức (ngoài kia) → chẳng bằng → mẹ đã thức vì chúng con

Mẹ →...→ là → ngọn gió của con suốt đời

2. Không dùng từ NHƯ mà CHẲNG BẰNG, LÀ

3. Tìm thêm từ ngữ so sánh

a) Ngang bằng:

• Tựa như, chừng như

• bao nhiêu... bấy nhiêu.

b) Không ngang bằng:

• Chưa được.

• Chẳng là...

II. TÁC DỤNG CỦA SO SÁNH

1. Tìm phép so sánh

- Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện [...]

- Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng [...]

- Có chiếc lá nhẹ nhàng [...] như thầm bảo

- Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình [...].

2. Đọc và thuộc phần Ghi nhớ trang 42.

III. LUYỆN TẬP

a) • Mặt nước con sông như gương trong.

• Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè.

(Đều so sánh ngang bằng)

b) Hai tiếng “Chưa bằng” tạo nên so sánh không ngang bằng.

c) • Hai câu đầu có như: So sánh ngang bằng.

• Hai câu sau có hơn: So sánh không ngang bằng.

2 - Xem câu 3 trang 40.

- Có lẽ so sánh cuối nói về “những cây to (...) nom như những cụ già vung tay hô (...)” là hay nhất. Vì nó độc đáo, gây bất ngờ; vì nó chuyển nghĩa nói về sự kế tục của các thế hệ nếu muốn ăn đời ở kiếp với vùng rừng núi Trường Sơn nhiều thác dữ.

3 - Dòng thác lồng lộn và thở hồng hộc như một đàn hổ dữ. Con thuyền của dượng Hương Thư cưỡi lên bờm sóng nước mà tiến nhanh về phía trước. Nước dữ dội chẳng bằng ý chí gang thép của người hiệp sĩ rừng Trường Sơn đã dạn dày trận mạc.

- như: so sánh ngang bằng.

- chẳng bằng: so sánh không ngang bằng.

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHUONG RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ

TƯ LIỆU THAM KHẢO

SO SÁNH

So sánh (còn gọi: so sánh hình ảnh, so sánh tu từ) là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng. Cần phân biệt với so sánh luận lí, trong đó cái được so sánh và cái so sánh là các đối tượng cùng loại và mục đích của sự so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng.

Ví dụ:

a) So sánh tu từ: Mặt tươi như hoa

b) So sánh luận lí: Mặt con cũng tròn như mặt mẹ.

Thủy cũng cao như Trang.

Giá trị của (a + b).(a - b) bằng giá trị của a2 - b2.

Mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố

- Yếu tố 1: yếu tố được hoặc bị so sánh tùy theo việc so sánh là tích cực hay tiêu cực.

- Yếu tố 2: yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động, có vai trò nêu rõ phương diện so sánh.

- Yếu tố 3: yếu tố thể hiện quan hệ so sánh.

- Yếu tố 4: yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh.

Thực tế có nhiều so sánh không đầy đủ 4 yếu tố.

a) So sánh vắng yếu tố 2 được gọi là so sánh chìm. Ví dụ:

Trẻ em như búp trên cành.

(Hồ Chí Minh)

So sánh chìm tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi hơn là so sánh nổi. Nó kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định được những nét giống nhau giữa hai đối tượng ở hai vế và từ đó mà nhận ra đặc điểm của đối tượng miêu tả. Sự suy nghĩ, liên tưởng có thể diễn ra như sau:

Trẻ em tươi non như búp trên cành.

Trẻ em đầy sức sống như búp trên cành.

Trẻ em chứa chan hi vọng như búp trên cành.

b) So sánh vắng yếu tố 2 và yếu tố 3 là so sánh sử dụng chỗ ngắt giọng và hình thức đối chọi. Ví dụ:

Gái thương chồng đương đông buổi chợ

Trai thương vợ, nắng quái chiều hôm.

(Ca dao)

Người giai nhân: bến đợi dưới cây già

Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.

(Xuân Diệu)

Căn cứ vào từ ngữ dùng làm yếu tố thể hiện quan hệ so sánh, có thể chia ra các hình thức so sánh sau đây:

a) Yếu tố 3 là từ như (tựa như, chừng như...). Ví dụ:

Đôi ta làm bạn thong dong

Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm sàng.

(Ca dao)

b) Yếu tố 3 là từ hô ứng bao nhiêu... bấy nhiêu. Ví dụ:

Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.

(Ca dao)

c) Yếu tố 3 là từ là. Ví dụ:

Chúng chị là hòn đá tảng trên trời

Chúng em chuột nhắt cứ đòi lung lay.

(Ca dao)

Nếu thay là bằng như thì nội dung cơ bản không thay đổi chỉ thay đổi về sắc thái ý nghĩa từ sắc thái khẳng định chuyển sang giả định.

Hình thức so sánh tu từ dùng là khác với phán đoán lôgic có công thức “S là P”. Ở phán đoán lôgic khẳng định nếu thay là bằng như là thì nội dung cơ bản của phán đoán lập tức bị thay đổi, giá trị khẳng định sẽ không còn. Ví dụ:

Anh ấy là giáo viên (khẳng định lôgic)

Anh ấy như là giáo viên (không khẳng định).

* Do mang chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm - cảm xúc, và do cấu tạo đơn giản cho nên so sánh tu từ được dùng trong nhiều phong cách tiếng Việt (phong cách sinh hoạt hàng ngày, phong cách chính luận) nhất là trong lời nói nghệ thuật.

a) Trong lời nói hàng ngày có những cách nói ví von rất hay, rất có hình ảnh, rất thấm thía. Dân gian sử dụng biện pháp tu từ so sánh một cách sáng tạo trong thành ngữ, tục ngữ. Ví dụ:

- gầy như mắm, gầy như cò hương, gầy như mèo hen, gầy như quỷ, gầy như ma đói...

- nhanh như sóc, nhanh như cắt, nhanh như ngựa phi, nhanh như gió thổi, nhanh như điện...

- vui như tết, vui như hội, vui như mở cờ trong bụng...

- đẹp như tiên, hiền như bụt, béo như lợn, nhăn như khỉ, chạy như vịt, hôi như cú...

Bố chồng là lông con phượng

Mẹ chồng là tượng mới tô

(Tục ngữ)

Gió thổi là chổi trời

Nước mưa là cưa trời.

(Tục ngữ)

b) Trong phong cách chính luận, so sánh được sử dụng khá phổ biến nhằm tăng cường sức mạnh bình giá.

Các hình ảnh so sánh thường được phát triển để phát huy thêm sức biểu hiện. Ví dụ:

Sự nghiệp của chúng ta giống như rừng dương lên, đầy nhựa sống và ngày càng lớn nhanh chóng. Đi sâu vào từng nhóm cây, từng cây chúng ta thấy có những cây của chúng ta còn có bệnh, cong queo, chưa phải tốt lắm, nhưng phải thấy những cây ấy có sức vươn lên bởi vì nó có rừng che chở và tất cả những cây cộng lại thành rừng.

(Phạm Văn Đồng

c) Trong lời nói nghệ thuật, so sánh tu từ đã biểu hiện đầy đủ những khả năng tạo hình - diễn cảm của nó. Nhà văn luôn cố gắng phát hiện ra những nét giống nhau chính xác bất ngờ, điều mà người ta không để ý đến hoặc không nhận thấy. Ví dụ:

Trong như tiếng hạc bay qua.

(Nguyễn Du)

Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

(Hồ Chí Minh)

Tiếng suối trong như suối Ngọc Tuyền

Êm như hơi gió thoảng cung tiên.

(Thế Lữ)

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Trần Đăng Khoa)

Màu vỏ lòng trai ngọc thật là kiều diễm như nửa vòng cung cầu vồng bắc lên từ một thế giới đáy biển vẫn hoài bão ánh trời.

(Nguyễn Tuân)

Trời cao lại lại thẳm như đáy biển mình vừa tuột tay đánh rớt ngọc mình vào đáy vô biên và mình cũng đang lao theo.

(Nguyễn Tuân)

Trong thơ ca, so sánh tu từ kép thường được sử dụng để nêu lên một cách tri giác mới mẻ, hoàn chỉnh về đối tượng bằng những hình ảnh ngày càng trở nên phong phú, đậm nét sâu sắc hơn. Ví dụ:

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày.

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

(Đỗ Trung Quân)