ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. - Đại lý của bài văn: Xem Ghi nhớ trang 99.

- Bố cục có 2 đoạn:

(1) Từ đầu đến “Tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre”: cây tre là bạn thân của người nông dân và nhân dân Việt Nam.

(2) Đoạn cuối: vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa. Tre là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam.

2. Để làm rõ phần đầu tác giả đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể:

a) – Sự gắn bó của tre và người:

+ Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.

+ Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm.

+ Tre là người nhà, tre khắng khít với đời sống hằng ngày.

• Giang chẻ lạt mềm...

• Tre là que chuyền đánh chắt đem tới niềm vui cho trẻ thơ.

• Chiếc điếu cày tre cho tuổi già khoan khoái.

Tre chung thủy từ khi lọt lòng trong nôi tre đến lúc mất trên giường tre.

+ Tre kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta.

• Gậy tầm vông.

• Chông tre

• Tre chống sắt thép (xe tăng, đại bác).

Cây tre ở đây được nhân hóa, khiến cho tre gần gũi và gắn bó với mọi sinh hoạt của người lao động, người dân Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu.

* Một số hình tượng nhân hóa.

• Tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

• Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

• Tre, anh hùng lao động!

• Tre, anh hùng chiến đấu!

Tất cả những phẩm chất của người Việt Nam đều được tác giả gắn cho phẩm chất của tre. Vì thế, tre là biểu tượng cho nhân dân, dân tộc Việt Nam.

3. Tre với tương lai dân tộc

- Trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát.

- Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình, vẫn tạo nên cổng chào thắng lợi, vẫn tạo nên những chiếc đu tre ngày hội xuân.

→ Tre gắn bó với đời sống nghĩa tình và cho người Việt Nam thời hiện đại những giá trị tinh thần truyền thống. Tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam.

4. - Đọc đoạn văn cuối cùng:

- Đọc Ghi nhớ trang 100.