ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Đoạn đầu: ý nghĩa của Đất.

a) Những phép so sánh và nhân hóa:

* (...) tiếng thì thầm của côn trùng.

* Những bông hoa ngát hương là người chị người em của chúng tôi.

* Những mỏm đá, những vùng nước (...) đều cùng chung một gia đình.

* Dòng nước óng ánh (...) còn là máu của tổ tiên chúng tôi.

* Tiếng thì thầm của dòng nước chính (...) cha ông chúng tôi.

b) Những phép so sánh và nhân hóa này đã cho thấy mối quan hệ mật thiết gắn bó giữa người da đỏ với “Đất”, với thiên nhiên. Họ coi thiên nhiên như máu thịt, như thành viên trong gia đình vì thế đó là những gì thiêng liêng trong tình yêu con người với nơi mình sống.

2. Đoạn giữa: đối xử với Đất.

a) Đó là sự đối lập trên những vấn đề:

* Đất:

- Người da đỏ: Đất là thiêng liêng là kí ức. Đất là mẹ và mọi người là thành viên trong gia đình.

- Người da trắng: Đất là kẻ thù, khi chinh phục tước đoạt được họ bán. Lòng thèm khát sẽ ngấu nghiến đất đai, biến nó thành hoang mạc.

* Âm thanh:

- Người da đỏ: Cảnh sống thành phố làm nhức mắt. Họ thích sống với âm thanh tự nhiên dịu dàng và nên thơ.

- Người da trắng: Thích sống ở thành phố ồn ào, không thích yên tĩnh.

* Không khí:

- Người da đỏ: Không khí là vô giá để thưởng thức hương hoa đồng cỏ, để chia sẻ linh hồn với cuộc sống.

- Người da trắng: Không thèm để ý.

* Muông thú:

- Người da đỏ: Nếu muông thú bị hủy diệt con người cũng bị chết về tinh thần và ra đi cùng chúng.

- Người da trắng: Thảm sát hàng loạt con vật để lại những cánh đồng trơ trọi.

* Thiên nhiên:

- Người da đỏ: Đất và thiên nhiên là tổ, bảo vệ tổ là bảo vệ mình.

- Người da trắng: Không coi thiên nhiên là thiêng liêng cần bảo vệ.

b) Tác giả đã dùng các biện pháp nghệ thuật để nêu bật sự khác biệt

+ Phép so sánh:

Người da trắng đã coi mảnh đất này cũng như mảnh đất khác. “Họ cư xử với mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được tước đoạt được, rồi bán đi như những con cừu...”. Trong lúc đó “mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ (...) những bông hoa ngát hương là người chị, người em” của họ:

Thông qua so sánh trong từng câu và đối lập thái độ của hai chủng tộc người, ta thấy người da trắng không yêu đất, chỉ quan tâm tới giá trị mua bán còn người da đỏ lại thấy đất có linh hồn thiêng liêng. Từ “như" thản nhiên rạch ròi hơn từ là. Vì thế vế B của những so sánh này rất khác nhau.

ĐẤT:

• Như những con cừu

• Như bà mẹ.

+ Việc lặp được thực hiện thường xuyên đã cho thấy vấn đề được quan tâm dưới nhiều góc độ.

Ví dụ:

Nếu chúng tôi bán mảnh đất này cho Ngài, Ngài phải dạy bảo con cháu (được lặp nhiều lần, có biến thể chút ít).

• Mảnh đất này là thiêng liêng.

• Không khí đối với chúng tôi là vô cùng quý giá.

• Mảnh đất dưới chúng là (...):

+ Hình thức nhân hóa như trên đã nói khiến cho đất, thiên nhiên gần gũi và có linh hồn. Từ đó mà bày tỏ thái độ tình cảm yêu thương gắn bó, đồng thời lên án người da trắng không như vậy.

3. Đoạn cuối: a) Đặt ra điều kiện phải kính trọng Đất và nói một vấn đề có ý nghĩa nhân loại: Con người phải bảo vệ thiên nhiên như mạng sống của mình.

b) Vẫn lối hành văn trang trọng và tha thiết với Đất. Tuy nhiên xuất hiện nhiều yêu cầu tha thiết. Tác giả mong nhân vật “Ngài” phải dạy bảo; khuyên bảo những công dân da trắng kính trọng đất đai.

Đoạn văn nghiêng có phương thức biểu đạt nghị luận. Đặc biệt 3 câu sau là chân lí rất thấm thía.

c) “Đất là Mẹ” bởi “Đất” sinh ra và cho muôn loài, trong đó có con người tồn tại và sống hạnh phúc.

4. Tham khảo câu 2).

5. Ngày nay vấn đề sinh thái và môi trường trên trái đất đã trở nên nghiêm trọng, bức thư vì vậy nên tha thiết hơn, thời sự hơn khi kêu gọi con người hãy bảo vệ thiên nhiên để bảo vệ sự tồn vong của loài người.

LUYỆN TẬP

Học sinh tự chọn.