I- TÁC DỤNG CỦA VIỆC LẬP DÀN Ý

Đọc SGK để nắm được khái niệm về dàn ý, phân tích lợi ích nhiều mặt của việc lập dàn ý (bài viết đúng trọng tâm, mạch lạc; người viết chủ động được thời gian, tránh được việc triển khai lạc ý, thiếu ý, mất cân đối,...)

II-CÁCH LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

1. Tìm ý cho bài văn

- Bài làm có ba luận điểm cơ bản:

+ Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người (ghi lại những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội).

+ Sách mở rộng những chân trời mới

+ Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách.

- Các luận cứ làm sáng tỏ cho từng luận điểm:

+ Các luận cứ cho luận điểm 1:

• Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu

• Sách là kho tàng tri thức

+ Các luân cứ cho luận điểm 2:

• Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực về tự nhiên và xã hội.

• Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian.

• Sách là người bạn tâm tình gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện mình về nhân cách.

+ Các luận cứ cho luận điểm 3:

• Đọc và làm theo sách tốt, phê phán sách có hại.

• Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú đọc và học các sách có nội dung tốt.

• Học những điều hay trong sách bên cạnh việc học trong thực tế cuộc sống.

2. Lập dàn ý

Đọc SGK để nắm khái niệm và yêu cầu cần đạt khi lập dàn ý. HS chi tiết hóa thêm các luận cứ và lồng vào bố cục ba phần của văn bản. Cần đặt tiêu đề gọi tên các luận điểm, luận cứ và đặt các kí hiệu trước các tiêu đề đó.

LUYỆN TẬP

1. a) Cần bổ sung một số điểm còn thiếu:

- Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi người.

- Cần phải thường xuyên rèn luyện phấn đấu để có cả tài lẫn đức.

b) Lập dàn ý cho bài viết.

HS bổ sung chi tiết cho dàn ý đại cương sau đây:

Mở bài:

- Giới thiệu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Định hướng tư tưởng của bài viết.

Thân bài:

- Giải thích câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện tu dưỡng của từng cá nhân.

Kết bài: Cần thường xuyên rèn luyện phấn đấu để có cả tài lẫn đức.

2. Dàn bài gợi ý:

Mở bài:

- Những khó khăn trong cuộc sống thường hạn chế việc phát huy khả năng của con người. Từ thực tế đó, tục ngữ có câu: “Cái khó bó cái khôn”.

- Câu tục ngữ trên có giá trị như thế nào? Ta cần hiểu và vận dụng vào cuộc sống sao cho đúng?

Thân bài:

- Ý nghĩa câu tục ngữ:

+ “Cái khó” là những khó khăn trong thực tế cuộc sống: “bó” là sự trói buộc; “cái khôn” là khả năng suy nghĩ, sáng tạo.

+ Câu tục ngữ nêu bài học: Những khó khăn trong cuộc sống hạn chế nhiều đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người.

- Bài học trên có mặt đúng nhưng đồng thời cũng có mặt chưa đúng.

+ Mặt đúng: Sự phát triển chủ quan bao giờ cũng chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh khách quan. Ví dụ: Có điều kiện thuận lợi trong học tập (thời gian, tài liệu, thầy giỏi, bạn tốt,...) thì ta có thể học tập tốt. Ngược lại, hoàn cảnh khó khăn thì kết quả học tập của ta bị hạn chế.

+ Mặt chưa đúng: Bài học trên con phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò của sự nỗ lực chủ quan của con người.

- Câu tục ngữ cho ta nhiều bài học quý:

+ Khi tính toán công việc, đặt kế hoạch,... cần tính đến những điều kiện khách quan nhưng không quá lệ thuộc vào những điều kiện đó.

+ Trong hoàn cảnh nào cũng đặt lên hàng đầu sự nỗ lực chủ quan, lấy ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn.

Kết luận:

Cần khẳng định:

- Hoàn cảnh khó khăn, ta càng phải quyết tâm khắc phục.

- Khó khăn chính là môi trường rèn luyện bản lĩnh, giúp ta thành công trong cuộc sống. Đây chính là “Cái khó ló cái khôn” là điều mà Bác Hồ đã từng tâm đắc trong những ngày bị tù đày:

“Nghĩ mình trong bước gian truân

Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng”.

(Tự khuyên mình)