1. Về nội dung
- Bấy giờ, phía Lưu Bị chưa có đất lập nghiệp, phải sống nhờ Tào Tháo. Vì sống nhờ Tào Tháo, lại chưa có cách gì thoát thân, nên Lưu Bị tìm cách tự giấu mình, không để Tháo nghi ngờ.
- Lưu Bị nhẫn nhịn để náu mình chờ thời. Các chi tiết như: gạt phắt thắc mắc của hai em, giật mình khi Tháo “nắn gân” bằng câu hỏi lơ lửng: “Huyền Đức độ này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ!”, rồi tìm cách thoái thác bằng cách đưa hết tên tuổi này nọ trên vũ đài chính trị thời Tam quốc để Tháo bình luận và bác bỏ. Cuối cùng khi Tháo lật ngửa ván bài khẳng định: “Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo này mà thôi”, Huyền Đức giật mình đánh rơi cả đũa. Có thể coi đây là một cuộc trốn tìm ngoạn mục, cũng là sự đối chọi gay gắt về quan niệm anh hùng. Trong đoạn trích này, tác giả tả hai nhân vật quyết chí lập nghiệp lớn thời mở đầu. Cái chí lớn và quyết tâm của Tháo cũng chưa có gì đáng phê phán, cái tinh khôn, nhẫn nhịn của Lưu Bị cũng thích hợp với hoàn cảnh hai đối thủ đang vờn nhau, thăm dò nhau. Nhưng dụng ý của tác giả nhằm xây dựng một kẻ gian hàng thời loạn.
- Lưu Bị như tấm gương trong suốt có thể soi rõ lòng dạ nham hiểm, tâm địa đen tối của Tào Tháo, Tháo từng nói: “Ta thà phụ người chứ quyết không để người phụ ta”. Ngược hẳn lại, Lưu Bị nói: “Ta thà chết chứ không làm điều phụ nghĩa”.
- Khi say sưa nhắm rượu với mơ xanh, Tào Tháo đắc ý tự cho mình là anh hùng và còn ngầm ý xếp trên Lưu Bị.
2. Về nghệ thuật
Đây là một đoạn kể chuyện hết sức hấp dẫn do tài dẫn dắt của tác giả. Tác giả dẫn người đọc từ chỗ bất thông đến thông suốt, rồi lại từ chỗ thông suốt đến chỗ bất thông. Một cuộc trốn tìm giữa một người quyết trốn và một kẻ quyết tìm. Lưu Bị suýt lộ diện khi giật mình đánh rơi cả đũa. Đó là một chi tiết tuyệt vời.