1. Cần nêu được khái niệm về hoạt động giao tiếp, hai quá trình của hoạt động giao tiếp và các nhân tố giao tiếp: nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.
2. Cần kẻ bảng và điền vào (ngắn gọn) những nội dung cần thiết. Các nội dung tương ứng đã có trong bài học.
3. Cần nêu được những đặc điểm cơ bản của văn bản mà bài học đã tổng kết trong phần Ghi nhớ rồi vận dụng để phân tích một văn bản trong SGK Ngữ văn 10. Phần điền tên vào khung trống trong sơ đồ văn bản có thể lần lượt ghi: văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nghệ thuật, khoa học, chính luận, hành chính, báo chí.
4. Khi điền vào bảng cần chú ý sắp xếp các đặc điểm đối lập nhau giữa hai phong cách ở cùng một hàng ngang tương ứng.
* Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Tính cụ thể
- Tính cảm xúc
- Tính cá thể
* Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Tính hình tượng
- Tính truyền cảm
- Tính cá thể hóa
5. a) Căn cứ vào nội dung đã học ở bài Khái quát lịch sử tiếng Việt, HS cần tóm tắt ý chính để nêu được nguồn gốc tiếng Việt, quan hệ họ hàng và lịch sử phát triển của tiếng Việt.
b) Có thể xem lại SGK, hoặc nhớ lại tên bài để kể đúng một số tác phẩm văn học Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
6. Tổng hợp những yêu cầu về sử dụng theo tiếng Việt theo đúng chuẩn mực.
* Về ngữ âm và chữ viết
- Cần phát âm theo chuẩn
- Cần viết đúng chính tả và các quy định về chữ viết
* Về từ ngữ
- Dùng đúng âm thanh và cấu tạo của từ
- Dùng đúng nghĩa từ
- Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp của từ
- Dùng từ phù hợp với phong cách ngôn ngữ
* Về ngữ pháp
- Câu cần đúng ngữ pháp
- Câu cần đúng về quan hệ ý nghĩa
- Câu cần có dấu câu thích hợp
- Các câu có liên kết
- Đoạn và văn bản có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ
* Về phong cách ngôn ngữ
- Cần sử dụng các yếu tố ngôn ngữ thích hợp với phong cách ngôn ngữ của toàn văn bản
7. Các câu đúng là các câu (b), (d), (g), (h). Còn lại là câu sai.