E. BẢNG HỆ THỐNG CÁC KIỂU CÂU TIẾNG VIỆT

Câu đặc biệt Là loại câu không cấu thành theo mô hình C - V Mưa. Gió.; ...
Câu rút gọn Là câu mà khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu nhằm thông tin nhanh, tránh lặp lại từ ngữ.

- Anh đến với ai?

- Một mình!

Câu bị động Là cậu có Chủ ngữ chỉ đối tượng của hành động nêu ở vị ngữ. Tôi được cô giáo khen.
Câu ghép

Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành.

Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu.

+ Nối bằng một quan hệ từ.

+ Nối bằng một cặp quan hệ từ.

+ Nối bằng phó từ, đại từ.

+ Không dùng từ nối, dùng dấu phẩy, hai chấm...

1. Trời bão nên tôi nghỉ học.

2. Vì anh Khoai chăm chỉ, khoẻ mạnh nên phú ông rất hài lòng.

Mở rộng câu Là khi nói hoặc viết có thể dùng cụm C – V làm thành phần câu → CN là C – V, VN là C - V, BN là C - V, TN là C - V, ĐN là C - V. Hoa nở → Những đoá hoa đầu mùa // đã nở rộ.
Chuyển đổi câu Là chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất. Chuột bị mèo bắt → Mèo bắt chuột
Câu cảm thán Là câu có những từ ngữ cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết), xuất hiện trong ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ văn chương.

1. “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!” .

2. “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu"?

Câu nghi vấn Là câu có những từ nghi vấn, những từ nối các vế có quan hệ lựa chọn. Chức năng chính là dùng để hỏi, ngoài ra còn dùng để bác bỏ, đe dọa, khẳng định... Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? (Bằng Việt)
Câu cầu khiến Là câu có những từ cầu khiến hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,... Xin đừng hút thuốc!
Câu phủ định Là câu có những từ phủ định dùng để thông báo, phản bác... Con không về phép được mẹ à.
Liên kết câu và đoạn văn

- Các câu (đoạn văn) trong một văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung: tập trung làm rõ về chủ đề, sắp xếp theo trình tự hợp lý.

- Sử dụng các phương tiện liên kết (từ ngữ, câu) khi chuyển từ câu này (đoạn văn này) sang câu khác (đoạn văn khác) để nội dung, ý nghĩa của chúng liên kết chặt chẽ.

Kế đó...; Mặt khác...; Ngoài ra..., Ngược lại...
Nghĩa tường minh và hàm ý

- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

- Hàm ý là phần thông báo khi không diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể xảy ra ở những từ ngữ ấy.

Trời ơi! Chỉ còn có năm phút.
Cách dẫn trực tiếp Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người hoặc nhân vật.
Hành động nói Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định (hỏi, trình bày, báo tin, bộc lộ cảm xúc...)