PHẦN BỐN: MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A. CẤU TRÚC ĐOẠN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. Đoạn nghị luận hiện tượng đời sống xã hội:
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu luận điểm.
- Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
2. Thân đoạn: Cần đảm bảo các nội dung sau:
- Nêu được thực trạng của vấn đề (có dẫn chứng, số liệu cụ thể)
- Nguyên nhân của vấn đề (Vận dụng kiến thức để giải thích rõ nguyên nhân của vấn đề).
- Hậu quả (hoặc kết quả) của vấn đề (kết hợp đưa dẫn chứng, số liệu để làm rõ hậu quả hoặc kết quả của vấn đề)
- Đưa ra các giải pháp để thực hiện vấn đề. Trình bày các biện pháp để khắc phục hạn chế hoặc phát huy mặt ưu điểm.
- Liên hệ bản thân, nêu lên những việc cần thiết bản thân cần thực hiện cũng như trách nhiệm của cộng đồng, của thế hệ trẻ hiện nay.
3. Kết đoạn: Sử dụng 1 câu văn để khẳng định tính đúng đắn, tầm quan trọng của vấn đề
II. Đoạn nghị luận vấn đề tư tưởng đạo lý:
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu luận điểm.
- Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
2. Thân đoạn
- Nêu khái niệm, giải thích rõ vấn đề cần nghị luận.
- Bàn luận giải quyết vấn đề. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận:
+ Biểu hiện của vấn đề trong cuộc sống.
+ Tại sao ta cần phải thực hiện đạo lý đó.
+ Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện đạo lý đó.
- Bày tỏ quan điểm của người viết:
+ Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng - sai, đóng góp - hạn chế của vấn đề.
+ Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm...
+ Đề xuất phương châm đúng đắn...
3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề
- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (...)
- Lời nhắn gửi đến mọi người (...)