PHẦN HAI: TIẾNG VIỆT
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TỪ VỰNG
Đơn vị bài học | Khái niệm | Phân loại | Ví dụ |
Từ đơn | Là từ chỉ gồm một tiếng. | sách, bàn, bút... | |
Từ phức | Là từ gồm hai tiếng trở lên và các tiếng đó có quan hệ với nhau về nghĩa. | - Từ ghép - Từ láy | sách vở, chợ búa, long lanh... |
Từ ghép | Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau. | - Từ ghép đẳng lập (tổng hợp) - Từ ghép chính phụ (phân loại) | đợi chờ, sửa chữa, đài phát thanh... |
Từ láy | Là những từ phức có quan hệ với nhau về mặt âm thanh. | - Từ láy hoàn toàn - Từ láy bộ phận | tim tím, xanh xanh, thâm thấp... |
Nghĩa của từ | Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị | đồng chí: là người có cùng chí hướng, lý tưởng | |
Từ một nghĩa | Từ chỉ biểu thị một nghĩa duy nhất | gỗ, bút, máy tính, tivi... | |
Từ nhiều nghĩa | Là những từ có từ hai nghĩa trở lên: + Nghĩa gốc: là xuất hiện từ đầu làm cơ sở hình thành những nghĩa khác + Nghĩa chuyển: hình thành trên cơ sở nghĩa gốc | chạy, chết, ăn... | |
Từ đồng âm | Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau | Tôi ngồi vào bàn để bàn chuyện | |
Từ đồng nghĩa | Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau | - Từ đồng nghĩa hoàn toàn - Từ đồng nghĩa không hoàn toàn | - quả - trái; thơm - dứa - ăn - xơi - hốc - đớp |
Từ trái nghĩa | Là những từ có nghĩa trái ngược nhau | cao - thấp; lên - xuống, ra - vào. | |
Từ tượng hình | Là từ gợi tả hình dáng, dáng vẻ, trạng thái của sự vật | lom khom, lác đác, gập ghềnh. | |
Từ tượng thanh | Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người | хао хáс, xôn xao... | |
Trường từ vựng | Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa + Từ mang nghĩa rộng: có phạm vi nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của từ khác + Từ mang nghĩa hẹp có phạm vi nghĩa bị bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ khác | thể thao: đá cầu, nhảy dây, bơi lội, bóng đá, bóng rổ... | |
Từ thuần Việt | Là những từ cha ông ta tạo ra | bàn, ghế, chợ, đàn bà, đàn ông, trẻ con. | |
Từ mượn | Là những từ mượn của ngôn ngữ khác để diễn đạt phù hợp với hoàn cảnh mục đích giao tiếp | - Từ mượn của tiếng Hán. - Từ mượn của các ngôn ngữ khác: Pháp, Nga, Anh... | - thiên tai, độc giả, thủ đô... - ghi đông, gác đờ xen, - mít tinh, tivi, internet, game |
Từ Hán - Việt | Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt | phu nhân, nhi đồng, phụ nữ... | |
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ | Là hiện tượng đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc → nghĩa chuyển, nghĩa đen, nghĩa bóng). | ||
Thành ngữ | Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh (tương đương như một từ) | - Thành ngữ thuần Việt - Thành ngữ Hán Việt | lên thác xuống nghềnh, nước mặn đồng chua, vào sinh ra tử |
Từ toàn dân | Là từ tất cả mọi người đều sử dụng | ||
Từ địa phương | Là những từ chỉ dùng trong một địa phương nhất định | vết thẹo, cái vá, ba, má, bầm, thầy, u. | |
Biệt ngữ | Là từ chỉ sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định | vua, hoàng hậu, hạ thần, thần dân | |
Thuật ngữ | Biểu thị khái niệm khoa học công nghệ | xã hội học, văn học, chủ đề, đường thẳng. |