F. DẤU CÂU
DẤU CÂU | CÔNG DỤNG |
Dấu chấm | Dùng để kết thúc câu trần thuật. |
Dấu chấm hỏi | Dùng để kết thúc câu nghi vấn. |
Dấu chấm than | Dùng để kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán. |
Dấu phẩy | Dùng để phân tách các thành phần hoặc bộ phận của câu. |
Dấu chấm lửng | - Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết; - Thể hiện chỗ lời nói còn bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; - Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm. |
Dấu chấm phẩy | - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp; - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. |
Dấu gạch ngang | - Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu; - Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc để liệt kê; - Nối các từ nằm trong một liên danh. |
Dấu ngoặc đơn | Dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm) |
Dấu hai chấm | - Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; - Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang). |
Dấu ngoặc kép | - Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; - Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,... được dẫn. |