PHẦN BA: TẬP LÀM VĂN

A. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ VĂN NGHỊ LUẬN

VĂN NGHỊ LUẬN

Viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng quan điểm nào đó

Luận điểm Luận cứ Lập luận
Là những ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm trong bài văn nghị luận Là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm dẫn đến luận điểm như là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó. Cách lựa chọn, sắp xếp trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở cho luận điểm.

Trả lời câu hỏi “nói cái gì?” “thể hiện tư tưởng, quan điểm về vấn đề gì?” ⇒ luận điểm

Luận điểm được thể hiện ngay trong:

a. Nhan đề.

b. Nằm dưới dạng câu khẳng định trong văn bản.

Lí lẽ: Là những đạo lý, lẽ phải được thừa nhận đưa ra để được đồng tình.

Dẫn chứng: Là bằng chứng là sự việc, số liệu, câu chuyện... để xác nhận cho luận điểm.

Lập luận bao gồm:

Giải thích

Chứng minh

Phân tích - Tổng hợp

a. Tổng phân hợp

b. Quy nạp

c. Diễn dịch

d. Nhân quả

* Chú ý:

Trong một văn bản nghị luận lớn có thể có

a. Luận điểm chính: Tổng quát, bao trùm toàn bài

b. Luận điểm phụ:

- Là bộ phận của luận điểm chính

- Được chia trên một tiêu chí duy nhất

- Không được trùng khít ý hoặc vượt quá giới hạn của luận điểm chính

* Chú ý:

a. Lí lẽ: Trả lời câu hỏi

- Như thế nào?

- Tại sao?

- Đúng hay sai?

- Bằng cách nào?

b. Dẫn chứng: Trả lời câu hỏi: ở đâu? Thuộc phạm vi nào?

- Lịch sử

- Văn học

- Thực tế

Dẫn chứng phải:

- Chính xác

- Tiêu biểu

- Toàn diện

- Phù hợp với vấn đề nghị luận

* Chú ý: Khái niệm lập luận ở đây dùng thay cho thuật ngữ phương pháp thường được dùng trước đó (hoặc các sách khác)

Những dạng văn nghị luận thường gặp khi thi vào THPT

1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

2. Nghị luận về một đạo lý, tư tưởng

3. Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.

4. Nghị luận về đoạn truyện, tác phẩm truyện.