H. ĐOẠN VĂN

I. TÓM TẮT KIẾN THỨC

1. Khái niệm về đoạn văn

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.

2. Đặc điểm cơ bản của đoạn văn

- Đoạn văn bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.

- Đoạn văn thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh, do nhiều câu tạo thành.

- Đoạn văn thường có ý chủ đề và câu chủ đề:

+ Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.

+ Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

- Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành, Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp...

3. Các phương pháp trình bày đoạn văn

a. Đoạn văn quy nạp

- Công thức: Câu 1 + Câu 2 + Câu 3 + ... + Câu (n) = C (chủ đề)

- Trong đó:

+ Câu 1: mở đoạn hoặc mang tính giới thiệu, không chứa ý chủ đề.

+ Câu 2, Câu 3, Câu (n): Triển khai nội dung.

+ C (Câu cuối đoạn): Khái quát nội dung - chủ đề.

b. Đoạn văn diễn dịch

- Công thức: C = Câu 1 + Câu2 + Câu 3 + ... + Câu (n) = C (chủ đề)

- Trong đó:

+ C (Câu mở đoạn): Nêu ý chủ đề.

+ Câu 1, Câu 2, Câu 3, ..., Câu (n): Triển khai ý chủ đề.

c. Đoạn văn Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp

- Công thức: C = Câu 1 + Câu 2 + Câu 3 + ... + Câu n = C'

- Trong đó:

+ C (câu mở đầu đoạn): nêu ý chủ đề.

+ Câu 1, Câu 2, Câu 3, ..., Câu n: Triển khai ý chủ đề.

+ C': Câu kết đoạn chứa ý chủ đề và cảm xúc, nhận xét của người viết.

II. MÔ HÌNH KHÁI QUÁT