D. BÀI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN CHƯƠNG 2

Câu 1. Giả sử một công việc có thể được tiến hành theo hai công đoạn A và B. Công đoạn A có thể thực hiện bằng n cách, công đoạn B có thể thực hiện bằng m cách. Khi đó:

(A) Công việc có thể được thực hiện bằng m.n cách.

(B) Công việc có thể được thực hiện bằng $\large \frac{1}{2}$m.n cách.

(C) Công việc có thể được thực hiện bằng m + n cách.

(D) Các câu trên đều sai.

Câu 2. Trên giá sách của một thư viện trường học, mỗi cuốn sách được dán nhãn với một chữ cái đứng trước và 3 con số theo sau. Nếu tất cả các sách đều có nhãn như vậy thì số cuốn sách tối đa mà thư viện ấy có là

(A) 21600 (cuốn)

(B) 25000 (cuốn)

(C) 23000 (cuốn)

(D) 18000 (cuốn)

Câu 3. Bạn muốn mua một cây bút thuộc một trong hai loại bút mực hoặc cây bút chì. Các cây bút mực có 8 màu khác nhau, các cây bút chì cũng có 8 màu khác nhau. Như thế, bạn có số cách lựa chọn là

(A) 64;

(B) 16;

(C) 32;

(D) 20.

Câu 4. Xét hai câu sau:

(1) Một hoán vị của một tập hợp gồm n phần tử là một cách sắp xếp các phần tử của tập hợp này theo một thứ tự nào đó.

(2) Một hoán vị của một tập hợp n phần tử là một chỉnh hợp chập n của n phần tử.

Trong hai câu trên:

(A) Chỉ có (1) đúng.

(B) Chỉ có (2) đúng.

(C) Cả hai câu đều đúng.

(D) Cả hai câu đều sai.

Câu 5. Số hoán vị của n phân tử là

(A) $A_{n}^{n}$

(B) $n^{n}$

(C) (n - 1)!

(D) Một kết quả khác.

Câu 6. Công thức tính số chỉnh hợp nào sau đây đúng ?

Trong hai công thức trên :

(A) Chỉ có (1) đúng.

(A) Chỉ có (2) đúng.

(C) Cả hai câu đều đúng.

(D) Cả hai câu đều sai.

Câu 7. Cho tập A có n phân tử và số nguyên k thỏa mãn 1 $\leq$ k $\leq$ n. Mỗi tập con gồm k phần tử của A được gọi là

(A) Một chỉnh hợp chập k của n phần tử.

(B) Một tổ hợp chập k của n phần tử.

(C) Một chỉnh hợp không có lặp chập k của n phần tử.

(D) Một hoán vị con chập k của hoán vị n phân tử.

Câu 8. Viết tất cả các số liên tiếp từ 0 đến 99. Khi đó sẽ được viết tất cả là

(A) 15 (lần)

(B) 21 (lần)

(C) 22 (lần)

(D) 180 (lần)

Câu 9. Trong hàng thứ sáu, các số của tam giác Pascal là

(A) 1, 4, 6, 4, 1

(B) 1, 9, 4, 6, 4, 9, 1

(C) 1, 5, 10, 10, 5, 1

(D) Một kết quả khác.

Câu 10. Có bao nhiêu cách sắp xếp n cái ghế khác nhau vào một bàn hình tròn ? Câu trả lời là:

(A) n! (cách)

(B) (n - 1)! (cách)

(C) 2.n! (cách)

(D) Một kết quả khác.

Câu 11. Gieo đồng thời hai hột xúc xắc. Xác suất để hai mặt xuất hiện đều khác nhau là

(A) 0,833

(B) 0,96

(C) 0,954

(D) Một kết quả khác.

Câu 12. Rút ngẫu nhiên 13 lá bài trong bộ bài gồm 52 lá. Xác suất để không có con ách nào trong 13 lá rút ra là

(A) 0,304

(B) 0,412

(C) 0,403

(D) Một kết quả khác.

Câu 13. Rút ngẫu nhiên 13 lá bài trong bộ bài gồm 52 lá. Xác suất để có ít nhất 1 con ách trong 13 lá rút ra là

(A) 0,588

(B) 0,597

(C) 0,416

(D) Một kết quả khác.

Câu 14. Gieo ngẫu nhiên 3 hột xúc xắc. Xác suất để tổng số chấm xuất hiện là một số chẵn là

(A) 0,4

(B) 0,5

(C) 0,6

(D) 0,7.

Câu 15. Gieo ngẫu nhiên 3 hột xúc xắc. Tính xác suất để tổng số chấm xuất hiện là một số lẻ, đồng thời có một mặt nhất. Đáp số là

(A) 0,412

(B) 0,023

(C) 0,018

(D) 0,097.

ĐÁP ÁN