VẤN ĐỀ 4. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI GIỮA HAI ĐƯỜNG THẲNG

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Cho hai đường thẳng d: y = ax + b và d': y = a'x + b' (a, a' $\small \neq$ 0). Khi đó ta có:

B. BÀI TẬP VÀ CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1. Chỉ ra các cặp đường thẳng song song, các cặp đường thẳng cắt nhau

Phương pháp giải: Cho đường thẳng d: y = ax + b và d': y = a'x + b' với a, a’ $\small \neq$ 0. Khi đó:

* Giáo viên hướng dẫn học sinh giải các bài tập sau:

Bài 1. Hãy chỉ ra các cặp đường thẳng cắt nhau và các cặp đường thẳng song song với nhau trong số các đường thẳng sau:

a) y = 1,5x + 2; b) y = x + 2; c) y = 0,5x - 3;

d) y = x - 3; e) y = 1,5x - 1; g) y = 0,5x + 3.

Bài 2. Cho hai hàm số y = 2x + 3k và y = (2m + 1)x + 2k - 3. Tìm điều kiện của m và k để đồ thị của hai hàm số là:

a) Hai đường thẳng cắt nhau;

b) Hai đường thẳng song song với nhau;

c) Hai đường thẳng trùng nhau.

Bài 3. Với những giá trị nào của m thì đồ thị của các hàm số y = 2x + m + 3 và y = 3x + 5 - m:

a) Cắt nhau tại một điểm trên trục tung?

b) Cắt nhau tại một điểm trên trục hoành?

Bài 4. Cho ba đường thẳng:

$d_{1}$: y = ($m^{2}$ - 1)x + ($m^{2}$ - 5); $d_{2}$: y = x + 1; $d_{3}$: y = − x + 3.

a) Tìm điểm cố định mà $d_{1}$ luôn đi qua.

b) Chứng minh nếu $d_{1}$ song song $d_{3}$ thì $d_{1}$ vuông góc $d_{2}$.

c) Xác định giá trị của m để ba đường thẳng $d_{1}$, $d_{2}$, $d_{3}$ đồng quy.

* Học sinh tự luyện các bài tập sau tại lớp:

Bài 5. Hãy chỉ ra các cặp đường thẳng cắt nhau và các cặp đường thẳng song song với nhau trong số các đường thẳng sau:

a) y = $\sqrt{3}$x - 1; b) y = 2 - x; c) y = -0,3x;

d) y = -0,3x - 1; e) y = 3 + $\sqrt{3}$x; g) y = -x + 3.

Bài 6. Cho các đường thẳng:

$d_{1}$: y = (2m + 1)x - (2m + 3); $d_{2}$: y = (m - 1)x + m.

Tìm các giá trị của m để:

a) $d_{1}$ cắt $d_{2}$.

b) $d_{1}$ song song $d_{2}$.

c) $d_{1}$ vuông góc $d_{2}$.

d) $d_{1}$ trùng với $d_{2}$.

Bài 7. Cho các đường thẳng $d_{1}$: y = mx - 5, $d_{2}$: y = -3x + 1. Xác định giá trị của m để M(3;-8) là giao điểm của $d_{1}$ và $d_{2}$.

Bài 8. Cho các đường thẳng:

$d_{1}$: y = 4mx - (m + 5), $d_{2}$: y = (3$m^{2}$ + 1)x + ($m^{2}$ - 4).

a) Chứng minh khi m thay đổi thì đường thẳng $d_{1}$ luôn đi qua một điểm A cố định, đường thẳng $d_{2}$ luôn đi qua một điểm B cố định.

b) Với giá trị nào của m thì $d_{1}$ song song $d_{2}$?

c) Với giá trị nào của m thì $d_{1}$ cắt $d_{2}$? Tìm toạ độ giao điểm khi m = 2.

Dạng 2. Xác định phương trình đường thẳng

Phương pháp giải:

1. Ta có y = ax + b với a $\small \neq$ 0, b $\small \neq$ 0 là phương trình đường thẳng cắt trục tung tại điểm A(0;b), cắt trục hoành tại điểm B(-$\large \frac{b}{a}$;0)

2. Điểm M($x_{0}$;$y_{0}$) thuộc đường thẳng y = ax + b khi và chỉ khi $y_{0}$ = a$x_{0}$ + b.

* Giáo viên hướng dẫn học sinh giải các bài tập sau:

Bài 9. Cho hàm số y = ax + 3 . Hãy xác định a trong mỗi trường hợp sau:

a) Đồ thị của hàm số song song với đường thẳng y = -2x;

b) Khi x = 2 thì hàm số có giá trị y = 7;

c) Đồ thị hàm số y = ax + 3 cắt đường thẳng y = 2x - 1 tại điểm có hoành độ bằng 2.

Bài 10. Cho hàm số y = 2x + b. Tìm b biết rằng:

a) Với x = 4 thì hàm số y = 2x + b có giá trị bằng -5;

b) Đồ thị hàm số y = 2x + b cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -3;

c) Đồ thị hàm số y = 2x + b đi qua điểm A(1;5).

Bài 11. Viết phương trình đường thẳng d biết:

a) d cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3 và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -2;

b) d song song với đường thẳng y = -5x + 1 và đi qua điểm I(-2;3);

c) d vuông góc với đường thẳng y = -$\large \frac{1}{4}$x + 3 và đi qua điểm K(0,5;4).

* Học sinh tự luyện các bài tập sau tại lớp:

Bài 12. Cho hàm số y = 7 - ax . Hãy xác định hệ số a trong mỗi trường hợp sau:

a) Đồ thị hàm số y = 7 - ax song song với đường thẳng y = 4x;

b) Đồ thị hàm số y = 7 - ax vuông góc với đường thẳng y = -3,2x;

c) Đồ thị hàm số y = 7 - ax cắt đường thẳng y = 1,2x + 5 tại điểm có hoành độ bằng -1.

Bài 13. Cho hàm số y = (m - 2)x + m + 3. Tìm giá trị của m để hàm số:

a) Luôn đồng biến? Luôn nghịch biến?

b) Có đồ thị song song với đường thẳng y = 3x - 3 + m;

c) Có đồ thị vuông góc với đường thẳng y = 3x - 3 + m;

d) Có đồ thị cắt Ox tại điểm có hoành độ bằng 3;

e) Có đồ thị cắt Oy tại điểm có tung độ bằng 3;

g) Cùng các hàm số y = -x + 2, y = 2x - 1 có đồ thị là ba đường thẳng đồng quy.

Bài 14. Viết phương trình đường thẳng d biết:

a) d cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -5 và đi qua điểm A(1; 3).

b) d song song với đường thẳng y = -2x + 8 và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 5.

c) d vuông góc với đường thẳng y = x + 3 và cắt đường thẳng y = 2x + 1 tại điểm có tung độ bằng 5.

Bài 15. Cho hai đường thẳng:

$d_{1}$: y = mx - 2(m + 2) và $d_{2}$: y = (2m - 3)x + ($m^{2}$ - 1).

Tìm các giá trị của m để:

a) $d_{1}$ cắt $d_{2}$.

b) $d_{1}$ song song $d_{2}$.

c) $d_{1}$ vuông góc $d_{2}$.

d) $d_{1}$ trùng với $d_{2}$.

C. BÀI TẬP VỀ NHÀ

Bài 16. Cho các đường thẳng:

$d_{1}$: y = -2x + 3, $d_{2}$: y = -2x + m và $d_{3}$: y = $\large \frac{1}{2}$x + 1.

Xét vị trí tương đối của hai đường thẳng:

a) $d_{1}$ và $d_{2}$.

b) $d_{2}$ và $d_{3}$.

Bài 17. Với những giá trị nào của m thì đường thẳng y = 2x - 1 và đường thẳng y = 3x + m cắt nhau tại một điểm trên:

a) Trục hoành?

b) Trục tụng?

Bài 18. Tìm điểm sao cho các đường thẳng sau luôn đi qua dù m lấy bất cứ giá trị nào:

a) y = 2mx + 1 - m.

b) y = mx - 3 - x.

c) y = (2m + 5)x + m + 3.

d) y = m(x + 2).

Bài 19. Cho hai đường thẳng $d_{1}$: y = (m + 1)x - 3 và $d_{2}$: y = (2m - 1)x + 4.

a) Chứng minh khi m = -$\large \frac{1}{2}$ thì $d_{1}$ và $d_{2}$ vuông góc với nhau.

b) Tìm tất cả các giá trị của m để $d_{1}$ và $d_{2}$ vuông góc với nhau.

Bài 20. Viết hàm số bậc nhất y = ax + b biết:

a) Hệ số b bằng $\sqrt{3}$ và đồ thị hàm số song song với đường thẳng d: 2x - y + 1 = 0.

b) Đồ thị hàm số đi qua hai điểm A(3;2) và B(1;-1).

c) Đồ thị hàm số đi qua điểm C(2;-1) và vuông góc với đường thẳng d': y = 3x + 1.

Bài 21. Cho ba đường thẳng: $d_{1}$: y = x + 2, $d_{2}$: y = 2x + 1, $d_{3}$: y = ($m^{2}$ + 1)x + m.

a) Xác định tọa độ giao điểm của $d_{1}$ và $d_{2}$.

b) Tìm các giá trị của tham số m để:

i) $d_{2}$ và $d_{3}$ song song với nhau.

ii) $d_{1}$ và $d_{3}$ trùng nhau.

iii) $d_{1}$, $d_{2}$ và $d_{3}$ đồng quy.

HƯỚNG DẪN - ĐÁP SỐ

Bài 1.

a và e; b và d; c và g.

Bài 2.

a) m $\small \neq$ $\large \frac{1}{2}$; b) m = $\large \frac{1}{2}$, k $\small \neq$ -3;

c) m = $\large \frac{1}{2}$, k = -3.

Bài 3.

a) m = 1; b) m = $\large \frac{1}{5}$.

Bài 4.

a) A(-1;-4);

b) $d_{1}$ // $d_{3}$ ⇔ m = 0 ⇒ $d_{1}$ $\small \perp$ $d_{2}$;

c)

Bài 5.

a và e; b và g; c và d.

Bài 6.

a) m $\small \neq$ -2; b) m = -2; c) m = 0 hoặc m = $\large \frac{1}{2}$; d) m $\small \in$ Ø.

Bài 7.

m = -1.

Bài 8.

a) A($\large \frac{1}{4}$;-5), B(-$\large \frac{1}{3}$;-$\large \frac{13}{3}$);

b) m = $\large \frac{1}{3}$ hoặc m = 1;

c) m $\small \neq$ $\large \frac{1}{3}$, m $\small \neq$ 1; M($\large \frac{-7}{5}$;$\large \frac{-91}{5}$).

Bài 9.

a) a = -2; b) a = 2; c) a = 0.

Bài 10.

a) b = -13; b) b = -3; c) b = 3.

Bài 11.

a) (d): y = $\large \frac{3}{2}$x + 3;

b) (d): y = -5x - 7;

c) (d): y = 4x + 2.

Bài 12.

a) a = -4; b) a = $\large \frac{-5}{16}$;

c) a = -10,8.

Bài 13.

a) Đồng biến khi m > 2, nghịch biến khi m < 2;

b) m = 5;

c) m = $\large \frac{5}{3}$; d) m = $\large \frac{3}{4}$;

e) m = 0; g) m = 0.

Bài 14.

a) y = 8x - 5;

b) y = -2x - 10;

c) y = -x + 7.

Bài 15.

a) m $\small \neq$ 3; b) m = 3;

c) m = $\large \frac{1}{2}$ hoặc m = 1; d) m $\small \in$ Ø.

Bài 16.

a) $d_{1}$ // $d_{2}$; b) $d_{2}$ $\small \perp$ $d_{3}$.

Bài 17.

a) m = -$\large \frac{3}{2}$; b) m = -1.

Bài 18.

a) A($\large \frac{1}{2}$;1); b) B(0;-3);

c) C(-$\large \frac{1}{2}$;$\large \frac{1}{2}$); d) D(-2;0).

Bài 19.

a) $d_{1}$ $\small \perp$ $d_{2}$; b) m = -$\large \frac{1}{2}$ hoặc m = 0.

Bài 20.

a) y = 2x + $\sqrt{3}$; b) y = $\large \frac{3}{2}$x - $\large \frac{5}{2}$;

c) y = $\large \frac{-1}{3}$x + $\large \frac{-1}{3}$.

Bài 21.

a) I(1;3);

b) i) m = -1;

ii) m = 1;

iii) m = -2.