BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA

B. VÍ DỤ MẪU: BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA

Câu 1: Ví dụ về cơ quan tương đồng:

A. gai xương rồng và gai hoa hồng.

B. tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của động vật.

C. mang tôm và mang cá.

D. chân chuột chũi và chân dế dũi.

Hướng dẫn:

Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi cho nên có cấu tạo khác nhau.

Gai cây xương rồng và gai cây hoa hồng là cơ quan tương tự. Gai cây xương rồng có nguồn gốc từ lá (sự tiêu giảm của lá để hạn chế thoát hơi nước), gai hoa hồng có nguồn gốc từ lớp biểu bì thân.

Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người là cơ quan tương đồng. Người và rắn đều thuộc động vật có xương sống. Tuyến nước bọt của người và tuyến nọc độc của rắn đều có nguồn gốc từ tuyến dưới hàm.

Mang tôm và mang cá là cơ quan tương tự chúng cùng thực hiện chức năng hô hấp.

Chân chuột chũi và chân dế chũi là cơ quan tương tự. Chân dế chũi có nguồn gốc từ phần trước bụng, chân của chuột chũi có nguồn gốc từ chi.

→ Đáp án: B.

Câu 2: Giá trị đầy đủ của bằng chứng tế bào học là

A. các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống

B. mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống

C. mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó.

D. mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống

Hướng dẫn:

Bằng chứng tế bào học là: mọi cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ những tế bào trước đó như việc vi khuẩn con được sinh ra từ vi khuẩn mẹ, cơ thể đa bào lớn lên nhờ quá trình nguyên phân...

Tế bào chính là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống: tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã...

→ Đáp án: B.

Câu 3: Bằng chứng tế bào học phân tử chứng tỏ:

A. nguồn gốc thống nhất các loài

B. sinh giới có nhiều nguồn gốc

C. chỉ có những loài cùng giới sinh vật mới có chung nguồn gốc

D. chỉ có những loài thuộc giới động vật và giới thực vật mới có chung nguồn gốc

Hướng dẫn:

Bằng chứng tế bào: Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ những tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.

Bằng chứng sinh học phân tử chính là:

+ Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là các đại phân tử: ADN, ARN, Prôtêin... ADN đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit (A, T, G, X) mang thông tin di truyền.

+ Mã di truyền được sử dụng phổ biến cho các loài sinh vật, thông tin mã hóa từ mARN → Prôtêin đều được mã hóa theo nguyên tắc chung.

Prôtêin ở các loài sinh vật đều có các chức năng: xúc tác, cấu trúc, điều hòa và đều được cấu tạo từ nhiều hơn 20 loại axit amin.

→ Bằng chứng tế bào học phân tử chứng tỏ các loài đều có nguồn gốc chung.

→ Đáp án: A.

Câu 4: Cơ quan thoái hóa mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn được duy trì qua rất nhiều thế hệ. Từ thực tế này chúng ta có thể rút ra được kết luận gì?

A. Các gen qui định cơ quan thoái hóa không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên

B. Các gen qui định cơ quan thóai hóa vẫn cần thiết cho sinh vật

C. Các gen qui định cơ quan thoái hóa được di truyền từ tổ tiên

D. Các gen qui định các cơ quan thoái hóa là những gen trội

Hướng dẫn:

Cơ quan thoái hóa mặc dù không có chức năng nhưng vẫn được duy trì qua nhiều thế hệ: Răng khôn, ruột thừa.

A. D Sai. gen nào cũng chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

B. Sai. Cơ quan thoái hóa là những cơ quan không còn vai trò nữa, tuy nhiên chưa bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ.

C. Đúng. Tổ tiên, các cơ quan rất phát triển, tuy nhiên ở hiện tại chúng không có vai trò nên không phát triển đầy đủ. Tuy nhiên gen quy định mã hóa các Prôtêin quy định hình thành nên các cơ quan đó được di truyền từ đời trước sang đời sau nên các cơ quan thoái hóa chúng vẫn tồn tại.

→ Đáp án: C.

C. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỰ LUYỆN: BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA

Câu 1: Ví dụ nào sau đây là các cơ quan tương đồng?

A. Vây cá và vây cá voi

B. Gai hoa hồng và gai xương rồng

C. Chân chuột chũi và chân dế chũi

D. Cánh dơi và tay khỉ.

Câu 2: Các cơ quan nào sau đây không phải là cơ quan tương tự ?

A. mang cá, mang tôm

B. cánh sâu bọ và cánh dơi

C. cánh chim và cánh dơi

D. chân chuột chũi và chân dể chũi

Câu 3: Ý nghĩa của các cơ quan tương tự với việc nghiên cứu tiến hóa là:

A. phản ánh sự tiến hóa đồng quy.

B. phản ánh sự tiến hóa phân li.

C. phản ánh nguồn gốc chung các loài.

D. cho biết các loài đó sống trong điều kiện giống nhau.

Câu 4: Cơ quan tương đồng có ý nghĩa gì trong tiến hóa?

A. Phản ánh chức năng quy định cấu tạo.

B. Phản ánh sự tiến hóa phân ly.

C. Phản ánh sự tiến hóa đồng quy.

D. Phản ánh nguồn gốc chung

Câu 5: Ví dụ nào sau đây là các cơ quan tương tự:

A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác

B. Lá đậu hà lan và gai xương rồng

C. Cánh chim và cánh côn trùng

D. Tua cuốn dây bầu, bí và gai xương rồng

Câu 6: Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng, chứng tỏ sinh vật tiến hoá theo hướng đồng quy tính trạng?

A. Cánh chim và cánh bướm

B. Chân trước của mèo và cánh dơi

C. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật

D. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người

Câu 7: Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng, chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng?

A. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật.

B. Cánh sâu bọ và cánh dơi.

C. Gai xương rồng và tua cuốn đậu Hà Lan.

D. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.

Câu 8: Cho những ví dụ sau

(1) Cánh dơi và cánh côn trùng.

(2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi

(3) Mang cá và mang tôm

(4) Chi trước của thú và tay người.

(5) Gai cây hoàng liên , gai cây hoa hồng

(6) Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.

(7) Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan

Có bao nhiêu ví dụ là cơ quan tương tự?

A. 3 B. 4 C.5 D. 6

Câu 9: Cho các ví dụ sau:

1. Tuyến nọc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác

2. Cánh dơi và tay người

3. Gai hoa hồng và gai cây hoàng liên

4. Tua cuốn của đậu và gai xương rồng

5. Ruột thừa ở người và manh tràng ở thỏ.

Có bao nhiêu ví dụ phản ánh tiến hóa đồng quy

A. 1 B.2 C. 3 D.4

Câu 10: Cho các ví dụ về các loại cơ quan ở các loài sau:

1. Cánh của chim và cánh của các loài côn trùng

2. chi trước của người, cá voi, mèo...đều có xương cánh, xương cẳng, xương cổ, xương bàn và xương ngón

3. xương cùng, ruột thừa và răng khôn của người

4. gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan

5. chân chuột chũi và chân dế dũi

Có bao nhiêu ví dụ về cơ quan tương đồng?

A. 2 B. 1 C. 3 D.4

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Hướng dẫn giải câu 7:

Cơ quan tương tự: là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng cũng đảm nhiệm chức năng giống nhau.

+ Có hình thái tương tự nhau.

+ Thực hiện chức năng giống nhau.

+ Phản ánh tiến hóa đồng quy.

Cơ quan tương tự phản ánh tiến hóa đồng quy, cơ quan tương đồng phản ánh tiến hóa phân ly.

A. Ruột thừa ở người và ruột tịt ở động vật là cơ quan tương đồng.

B. Cánh sâu bọ và cánh dơi: cơ quan tương tự.

C. Cơ quan tương đồng. Cũng có nguồn gốc từ lá.

D. Cơ quan tương đồng.

→ Đáp án B.

Hướng dẫn giải câu 8:

Cơ quan tương tự: cơ quan khác nguồn nhưng cũng chức năng.

1. Cánh dơi và cánh côn trùng là cơ quan tương tự.

2. Vây ngực của cá voi và cánh dơi: cơ quan tương đồng.

3. Mang cá và mang tôm: cơ quan tương tự.

4. Chi trước của thú và tay người: cơ quan tương đồng.

5. Gai hoàng liên và gai hoa hồng: cơ quan tương tự.

6. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa vẫn còn di tích của nhụy: cơ quan thoái hóa.

7. Gai xương rồng và tua cuốn đậu Hà Lan: cơ quan tương đồng.

Những cơ quan tương tự (1), (3), (5).

→ Đáp án A.

Hướng dẫn giải câu 9:

Cơ quan tương tự phản ánh tiến hóa đồng quy, cơ quan tương đồng phản ánh tiến hóa phân li.

1. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các loài động vật khác: cơ quan tương đồng.

2. Cánh dơi và tay người: Cơ quan tương đồng.

3. Gai hoa hồng và gai hoàng liên: cơ quan tương tự.

4. Tua cuốn đậu và gai xương rồng: cơ quan tương đồng, biến dạng của lá.

5. Ruột thừa ở người và manh tràng ở thỏ là cơ quan tương đồng

Chỉ có (3) là cơ quan tương tự.

→ Đáp án A.

Hướng dẫn giải câu 10:

Cơ quan tương đồng, cơ quan cùng nguồn gốc khác chức năng, cơ quan có cùng nguồn gốc trong cấu tạo chung của cơ thể nhưng tiến hóa theo những hướng khác nhau bằng con đường tiến hóa phân li.

1. Cánh của chim và cánh của các loài côn trùng là cơ quan tương tự.

2. Chi trước của người, cá voi, mèo đều có xương cánh, xương cẳng, xương cổ, xương bàn và xương ngón → cơ quan tương đồng.

3. Xương cùng, ruột thừa, răng khôn của người: cơ quan thoái hóa

4. Gai xương rồng và tua cuốn đậu Hà Lan: cơ quan tương đồng.

5. Chân chuột chũi và chân dế chũi: cơ quan tương tự.

→ (2), (4) là cơ quan tương đồng.

→ Đáp án A.